September 20, 2024 New York

Blog Post

BS-ThS Ngọc | Chuyên gia trồng implant theo tiêu chuẩn Đức > Kiến Thức Trồng Răng Implant > Tổng Quát > Răng bị lung lay: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Răng bị lung lay: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Răng bị lung lay là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của răng miệng bạn đang gặp vấn đề. Nếu không được chăm sóc kịp thời, có thể sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn và nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Vậy nguyên nhân gì khiến răng bị lung lay và cách khắc phục như thế nào? tham khảo ngay bài viết dưới đây của Drngocimplant.

Nguyên nhân khiến răng bị lung lay

Bệnh viêm nha chu

Bệnh này được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng răng bị lung lay. Khi bị viêm nha chu, nướu có thể bị kéo ra khỏi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể làm mất mô liên kết và xương, dẫn đến răng bị lung lay. Biểu hiện của người bị viêm nha chu có thể bao gồm: nướu đỏ, tụt nướu, chảy máu nướu, sưng đau nướu và tiêu xương ổ răng.

Nguyên nhân răng bị lung lay

Va đập mạnh vào khung hàm

Mọi tác động mạnh từ ngoại lực như cắn vật quá cứng hoặc bị va đập có thể làm mất phần xi măng xung quanh răng, làm yếu răng và dễ gây ra tình trạng răng lung lay.

Bị sâu răng dẫn đến răng bị lung lay

Sâu răng có thể làm tổn thương và lan xuống tủy răng, gây viêm nhiễm mô tủy và áp xe chân răng, làm tăng nguy cơ răng lung lả.

Tiêu xương

Bệnh tiêu xương răng có thể làm cho nướu tụt và giảm chiều cao và độ rộng của thành xương, làm mất khả năng nâng đỡ nướu. Kết quả là răng bị lung lay.

Đang trong quá trình mang thai 

Trong thời kỳ mang thai, sự tăng của estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến mô nha chu và các mô, xương xung quanh răng, tăng khả năng tổn thương và nguy cơ răng lung lay.

Có thói quen nghiến răng

Thói quen nghiến răng thường xuyên có thể làm hỏng thân và men răng, tạo áp lực lên răng và gây tình trạng răng lung lả.

Bị bệnh loãng xương

Loãng xương làm cho xương trở nên lỗ và xốp hơn, tăng khả năng gãy. Khi mật độ xương giảm, nâng đỡ răng giảm, gây tình trạng răng lung lay và thậm chí rụng răng.

Cách khắc phục tình trạng răng bị lung lay

Khi răng bị lung lay việc thực hiện phương án điều trị kịp thời là quan trọng để bảo tồn răng miệng một cách tối ưu. Phương pháp điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng răng lung lay và có thể được thực hiện để chữa trị một cách triệt để.

Tiến hành cạo vôi răng 

Trong trường hợp răng bị lung lay do các bệnh lý nha chu, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp cạo vôi răng để loại bỏ nguy cơ gây bệnh.

Cạo vôi răng

Cấy ghép xương

Nếu viêm nha chu hoặc viêm chóp răng kéo dài mà không được điều trị, có thể dẫn đến tụt nướu và tiêu biến xương ổ răng. Trong trường hợp nặng, việc cấy ghép xương sau khi điều trị viêm nhiễm có thể là lựa chọn hoặc ghép vạt nướu để đảm bảo sự vững chắc của răng.

Dùng nẹp cố định

Đối với trường hợp răng lung lay do tác động mạnh từ bên ngoài, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng nẹp cố định tùy thuộc vào mức độ lung lay. Sau một khoảng thời gian sử dụng, răng có thể trở nên chắc chắn hơn.

Trồng răng Implant

Trong trường hợp răng lung lay nặng và không thể giữ lại, bác sĩ có thể quyết định nhổ răng. Sau khi nhổ răng, quá trình khôi phục răng có thể được thực hiện thông qua phương pháp trồng răng Implant. Phương án này không chỉ khôi phục đầy đủ cả thân và chân răng mà còn ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Từ đó giảm nguy cơ lung lay chân răng và tác động tiêu cực đến răng kế cận.

>>> Xem thêm: Bác sĩ trồng răng implant giỏi, uy tín 

Cách phòng ngừa tình trạng răng bị lung lay

Phòng ngừa là biện pháp tốt nhất để bảo vệ răng khỏi tình trạng lung lay. Dưới đây, là những hành động bạn có thể thực hiện để duy trì sức khỏe răng miệng và giữ cho răng luôn chắc chắn:

Đánh răng cẩn thận, nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày: Sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp, thực hiện đánh răng đều đặn để loại bỏ mảng bám và ngăn chặn tình trạng răng lung lay.

Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch thức ăn thừa: Chỉ nha khoa giúp làm sạch giữa răng và nước súc miệng có thể giúp kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và canxi giúp tăng cường sức khỏe răng, làm cho chúng trở nên mạnh mẽ và ít bị lung lay.

Bỏ thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn có thể gây ra các vấn đề nha chu và làm suy yếu răng.

Mang máng chống nghiến khi ngủ: Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ, việc sử dụng máng chống nghiến có thể giúp giảm áp lực lên răng và ngăn chặn tình trạng răng bị lung lay.

Mang máng bảo vệ khi tham gia hoạt động thể thao: Đối với các hoạt động thể thao có nguy cơ va đập, việc đeo máng bảo vệ răng giúp ngăn chặn chấn thương và bảo vệ răng khỏi tình trạng lung lay.

Thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần: Việc thăm nha sĩ định kỳ và cạo vôi răng giúp loại bỏ mảng bám. Ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn và giữ cho răng luôn trong tình trạng khỏe mạnh.

Đặc biệt, chủ động đến nha khoa khi phát hiện dấu hiệu bất thường: Răng ê buốt, đau nhức, nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng, chảy mủ là những dấu hiệu cảnh báo. Việc đến nha khoa kịp thời giúp phát hiện và điều trị ngay, tránh tình trạng suy yếu và răng lung lay trở nên nặng nề.

Verified by MonsterInsights