Trẻ em sún răng cửa là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở những bé đang trong giai đoạn mọc răng sữa. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu và bố mẹ cần dùng biện pháp để khắc phục cho bé. Để biết rõ bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của nha khoa Home nhé!
Trẻ em sún răng cửa nguyên nhân do đâu?
Sún răng do quá trình thực hiện vệ sinh răng miệng không đúng cách
Răng cửa là một trong những vị trí dễ bị sún răng nhất nếu răng của trẻ không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Thường thì các bậc phụ huynh thường bỏ qua việc làm sạch răng miệng hàng ngày cho con, làm cho vi khuẩn từ thức ăn tích tụ và phát triển trong khoang miệng, gây ra tình trạng răng cửa bị sún.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Sún răng thường xảy ra khi trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ ăn sấy khô. Các loại thực phẩm này thường chứa lượng đường quá lớn, điều này có thể gây mài mòn lớp men răng khi chất đường bám vào bề mặt răng và tạo ra axit gây hỏng men răng. Vi khuẩn sau đó sẽ có cơ hội tấn công men răng, làm hỏng cấu trúc răng từ bên ngoài vào bên trong, đến khi răng chỉ còn lại một mảng nhỏ nằm gần lợi, gây ảnh hưởng đến việc ăn và nói của trẻ.
Yếu tố bẩm sinh của răng
Trong một số trường hợp, răng của trẻ có thể yếu hơn do mẹ mang thai đã sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline, trẻ phải uống hoặc tiêm các loại thuốc kháng sinh liều cao khi mới sinh ra. Những yếu tố này có thể làm cho răng của trẻ dễ bị tổn thương và gây ra sún răng cửa.
Sún răng cửa thường xuất hiện ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi và thường không gây đau đớn cho bé. Răng bị sún có thể có màu đen hoặc nâu và có diện tích lớn, gây mất thẩm mỹ cho hàm răng của trẻ. Nếu không kiểm soát, nó có thể lan rộng nhanh chóng đến các răng khác trong hàm. Cuối cùng, răng sữa của trẻ có thể chỉ còn lại những mảng nhỏ gần lợi, gây ra vấn đề về ăn và nói chuyện của trẻ.
Trẻ em bị sún răng sữa có nguy hiểm không?
Có nhiều bố mẹ thắc mắc trẻ em bị sún răng sữa có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Vậy nên, trẻ em bị sún răng sữa chắc chắn sẽ nguy hiểm. Dưới đây, là một số mối nguy hiểm mà bé sẽ gặp phải như:
- Ảnh hưởng đến suốt quá trình ăn nhai của trẻ em
- Phát âm không rõ ràng
- Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Nhất là làm xáo trộn quá trình mọc răng vĩnh viễn
- Ảnh hưởng đến các bệnh lý khác
Biện pháp khắc phục trẻ em sún răng cửa
Biện pháp khắc phục trẻ em sún răng cửa ngay tại nhà
Để chữa sún răng cửa tại nhà, ba mẹ có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản và hiệu quả sau đây:
Thực hiện ngậm nước muối
Đây là một phương pháp chữa sún răng cửa phổ biến và đơn giản. Ba mẹ chỉ cần một chút muối mà có thể tìm thấy trong bếp. Để thực hiện biện pháp này, bạn có thể làm như sau:
- Pha ½ thìa cà phê muối biển vào 150ml nước ấm.
- Mỗi sáng và tối, sau khi đã chải răng cho trẻ, cho bé ngậm một ít nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại trên răng. Hãy nhớ không để bé ngậm quá lâu, và sau khi ngậm xong, bé cần súc miệng thật sạch bằng nước sạch.
Chữa sún răng bằng lá lốt
Lá lốt là một loại cây có thể giúp giảm đau nhức do sún răng cửa gây ra cho trẻ một cách hiệu quả. Lá lốt chứa các thành phần như Benzyl Axetat và Beta-caryophylen có khả năng kháng khuẩn. Nếu trẻ mới bị sún răng cửa, bạn có thể áp dụng phương pháp sau để bảo vệ sức khỏe răng sữa của con:
- Xay nát một ít rễ lá lốt và kết hợp với một chút muối biển.
- Sử dụng tay sạch hoặc tăm bông để thấm dung dịch này lên răng cửa bị sún của trẻ.
Biện pháp khắc phục trẻ em sún răng tại nha khoa
Để chữa trị sún răng cửa cho trẻ, phương pháp tự thực hiện tại nhà có thể có hiệu quả đối với các trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, đối với những trẻ đã mất lớp men răng hoặc răng sún đã gây ảnh hưởng đến lợi, thậm chí lộ tủy, việc tự điều trị trở nên khó khăn. Do đó, việc đưa con đến nha khoa uy tín là điều quan trọng.
Bố mẹ nên đưa con đến các phòng khám nha khoa lớn và đáng tin cậy để bác sĩ nha khoa có thể thăm khám và áp dụng các phương pháp xử lý thích hợp và kịp thời. Điều này, không chỉ giúp tránh các biến chứng bệnh lý mà còn đảm bảo sự phát triển của răng vĩnh viễn trong tương lai.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sún răng, khi điều trị tại nha khoa, các bác sĩ có thể quyết định trị liệu, trám răng hoặc thậm chí nhổ răng cửa bị sún. Thường thì trẻ sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị như:
- Sử dụng fluoride để tăng cường men răng.
- Trám răng để khắc phục sún răng và bảo vệ sức khỏe răng.
- Nhổ răng nếu tình trạng sún răng đã quá nghiêm trọng và không thể khắc phục.