Việc trồng răng implant là một phương pháp phục hình răng đã mất, mang đến nhiều ưu điểm và khắc phục nhược điểm của những phương pháp truyền thống. Do đó, hiện nay có nhiều người chọn lựa phương pháp này để cải thiện tình trạng mất răng của mình. Ngoài những lợi ích đa dạng mà phương pháp này mang lại thì việc tác dụng phụ của trồng răng implant cũng sẽ xảy ra rất nhiều. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Drngocimplant để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Trồng răng implant là gì?
Trồng răng implant là một kỹ thuật phức tạp được sử dụng trong nha khoa hiện đại để phục hình răng một cách tối ưu. Phương pháp này không chỉ khắc phục tình trạng mất răng mà còn giải quyết nhược điểm của cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp. Quá trình này bao gồm việc cấy trụ implant trực tiếp vào xương hàm ở vị trí của răng mất. Trụ implant thường được làm từ titanium, một vật liệu an toàn và tương thích với xương hàm tạo nên một chân răng vững chắc. Phần thân răng được chế tác từ mảnh sứ, với hình dáng và màu sắc giống như răng tự nhiên.
>>> Xem thêm: Trụ implant dentium mỹ có tốt không?
Sau quá trình trồng răng implant, khoảng trống mất răng không chỉ được khắc phục mà còn ngăn chặn các vấn đề tiêu xương. Không chỉ mang lại cải thiện về thẩm mỹ và chức năng nhai, mà còn đảm bảo sự dễ dàng vệ sinh và thời gian duy trì lâu dài.
Tác dụng phụ của trồng răng implant
Tác dụng phụ của trồng răng implant ở nha khoa kém chất lượng có thể gây chảy máu, nhiễm trùng, tiêu xương, tổn thương xương hàm và gây ảnh hưởng dây thần kinh, đau nhức, mệt mỏi… Cụ thể, trồng răng implant sẽ để lại một số tác dụng phụ như:
- Chảy máu kéo dài sau khi cấy ghép implant: sau cấy ghép vết thương chưa lành có thể sẽ bị chảy máu khoảng 1-2 ngày. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hay hướng dẫn cách dùng băng gạc cầm để máu. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu vẫn có thể kéo dài gây ra biến chứng, nhiễm trùng sau khi trồng răng implant.
- Nguyên nhân chủ yếu là do thực hiện vệ sinh răng miệng không đúng cách sau khi cấy ghép, làm cho thức ăn thừa tích tụ vào trụ implant tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng. Nếu vẫn để tình trạng nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương răng, khiến cho trụ implant không còn vững chắc nữa.
- Tiêu xương tại cổ implant: biến chứng này khiến cho phần trụ implant bị lộ ra và gây mất thẩm mỹ. Nếu không có biện pháp khắc phục sẽ khiến cho tình trạng này càng thêm nặng, trụ implant dễ bị lung lay, gây viêm lợi, hôi miệng và ảnh hưởng đến các phần răng lân cận.
- Dây thần kinh dưới xương ổ răng có thể bị ảnh hưởng và tổn thương trong quá trình khoan, cấy trụ implant vào phần xương hàm. Nếu gặp tình trạng này sẽ cảm thấy đau, tê hoặc bị ngứa ở lợi,
- Cấy implant không đúng vị trí: Tạo cảm thấy đau nhức hay khó chịu trong lúc ăn nhai, vệ sinh răng miệng. Nghiêm trọng hơn là sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm và gây viêm nhiễm. Sau một thời gian, do cấy không đúng vị trí, trụ implant có thể sẽ bị gãy.
- Nhiễm trùng và sưng tấy vùng trồng răng implant: đây cũng là biến chứng thường gặp sau khi cấy implant.
Lưu ý trồng răng implant không gây ra tác dụng phụ
- Sử dụng kem đánh răng dành cho loại răng nhạy cảm, không dùng kem đánh răng có chứa thành phần acid fluor vì thành phần này có thể gây mòn bề mặt implant.
- Kết hợp chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước muối để thực hiện súc miệng, nhất là sau bữa ăn để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và mảng bám tích tụ.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm nhiều rau xanh, dưỡng chất tốt cho răng implant.
>>> Xem thêm: Trồng răng implant trả góp chắc chắn phải biết