Răng sứ được thiết kế sẽ được gắn cố định và chắc chắn lên cùi răng thật, bằng một loại keo dán chắc chắn chuyên dụng. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân khiến cho răng sứ đột nhiên bị bung và rớt ra ngoài, khiến cho nhiều người lo lắng không biết phải làm như thế sao. Vậy răng sứ bị rớt ra thì nên làm sao? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây, của Drngocimplant để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứ bị rớt ra?
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp làm đẹp răng đã quá quen thuộc. Thông qua quá trình thực hiện mài và chỉnh sửa một phần răng thật, rồi chụp mão sứ lên phía trên để cải thiện hiệu quả các khuyết điểm răng miệng như: Răng bị ố vàng, răng bị nhiễm màu, răng thưa hở kẽ, răng hô, răng móm, răng bị vỡ mẻ…
Tuy nhiên, có một số trường hợp răng sứ bị rớt ra trong quá trình sử dụng. Dưới đây, là một số những nguyên nhân gây ra tình trạng này:
Do sử dụng răng sứ để ăn nhai quá mạnh
Răng sứ bị bung ra do quá trình sử dụng lực nhai, cắn, xé quá mạnh khiến cho răng sứ bị lung lay, xô lệch và dẫn đến việc rơi ra.
Răng sứ bị rớt ra do hết tuổi thọ sử dụng
Răng sứ bị rớt ra ngoài do đã hết tuổi thọ hoặc tới thời hạn cần phải được thay mới, lớp keo dán liên kết giữa cùi răng và răng sứ đã bị mài mòn sau nhiều năm sử dụng. Đó là do sự ảnh hưởng của thức ăn, nước bọt, vi khuẩn gây tác động đến răng. Khiến cho răng sứ không còn chắc chắn nữa mà bị bật ra ngoài.
Răng sứ bị rớt ra do bác sĩ thực hiện không đúng
Trong quá trình gắn răng sứ cố định, bác sĩ đã sử dụng keo dán không đủ chắc, khiến cho răng sứ không thể dính chắc với răng thật. Do đó, mà khi ăn uống hay dùng lực ăn nhai có thể gây tác động khiến cho răng sứ bị bung và rớt ra phía ngoài.
Răng sứ bị rớt ra do vệ sinh sai cách
Khi vệ sinh răng miệng, nếu thường xuyên thực hiện chải răng với lực quá mạnh thì có thể gây ra hiện tượng bị hở chân răng. Từ đó, răng sứ cũng dễ bung tuột bật ra ngoài.
Biện pháp thực hiện khắc phục răng sứ bị rớt ra
Khi răng giả bị rơi ra ngoài, khách hàng tuyệt đối không được tự ý xử lý tại nhà mà cần phải đến nha khoa càng sớm càng tốt. Tại đây, với bác sĩ có chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm và nhiều thiết bị hỗ trợ sẽ giúp khắc phục tình trạng này một cách an toàn nhất có thể.
- Trường hợp cùi răng thật còn chắc khỏe và răng sứ bị rớt ra ngoài vẫn còn nguyên vẹn thì bác sĩ chỉ cần thực hiện gắn lại răng sứ bằng một lượng keo dán vừa đủ. Đảm bảo răng sứ sẽ được cố định thêm chắc chắn.
- Trường hợp răng sứ đã gãy vỡ hoặc hết tuổi thọ sử dụng thì bác sĩ buộc phải điều chỉnh lại cùi răng thật. Sau đó, tiến hành lấy dấu mẫu hàm để chế tác răng sứ mới thay thế.
Lưu ý: Để hạn chế tình trạng hư hỏng hoặc răng sứ bị rớt ra, khách hàng chắc chắn hãy lưu ý đến việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và thiết bị đảm bảo hiện đại. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống và quá trình chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Định kỳ 6 tháng/lần đến nha khoa để cạo vôi răng, làm sạch răng và kiểm tra tình trạng răng sứ.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu niềng răng hỏng chắc chắn phải biết để điều trị
Lưu ý chăm sóc để tránh tình trạng răng sứ bị rớt ra
- Thực hiện chế độ ăn uống cho người làm răng sứ: Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cứng, quá dẻo hay dai, thực phẩm có chứa Nicotin, chứa nhiều acid… Ưu tiên dùng những loại đồ ăn mềm, giàu canxi, vitamin…
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ từ khoảng 2 lần/ngày. Nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để tiến hành loại bỏ được tối đa mảng bám thức ăn bám vào phần kẽ răng.
- Lựa chọn sử dụng bàn chải chân mềm để chải răng theo chiều dọc nhằm tránh làm tổn thương nướu.
- Không tự ý tháo lắp răng sứ, nếu gặp bất cứ vấn đề gì hãy đến ngay nha khoa để được bác sĩ chuyên môn kịp thời xử lý.
- Thăm khám và tiến hành lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần.
- Lựa chọn nha khoa uy tín có công nghệ hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để làm răng sứ.