September 20, 2024 New York

Blog Post

Răng bị ê buốt

Răng bị ê buốt: Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng bị ê buốt là tình trạng khi răng trở nên quá nhạy cảm, gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc khi chải răng. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục tình trạng răng ê buốt như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây Drngocimplant để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Răng bị ê buốt là gì?

Răng bị ê buốt thường được sử dụng để mô tả hiện tượng cảm giác nhạy cảm hoặc đau nhức ở phần chân răng.
Nếu bạn cảm thấy đau nhức khi tiêu thụ thức ăn nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc khi thở vào không khí lạnh, có thể bạn đang trải qua triệu chứng của răng nhạy cảm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển, gây nên vấn đề nặng hơn như viêm tủy. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khi bạn phải kiêng khem và luôn lo lắng về cảm giác đau nhức.

Răng bị ê buốt là gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị ê buốt

Do tổn thương cấu trúc răng

Các trường hợp mòn men răng, mòn hở cổ răng hoặc bị sứt mẻ có thể làm lộ ra lớp ngà răng, khiến chúng trở nên nhạy cảm. Khi lớp ngà răng bị lộ, những ống này có thể sẽ bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm, gây ra tình trạng bị ê buốt răng.

Do bị tụt nướu răng

Khi tụt nướu răng theo thời gian, lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng sẽ bị lộ ra, khiến chúng tiếp xúc trực tiếp với môi trường ở bên ngoài. Axit trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa có thể gây ra tình trạng mòn chân răng, làm mỏng men răng và gây kích thích cho hệ thống dây thần kinh ở bên trong, dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt.

Do quá trình chăm sóc răng miệng không tốt

Tiến hành chải răng quá mạnh, sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc chải răng không đúng cách. Chải răng quá thường xuyên (hơn ba lần một ngày) không chỉ không giúp răng chắc khỏe mà còn có thể gây mất men răng và làm răng trở nên nhạy cảm.

Nguyên nhân răng bị ế buốt

Chế độ ăn uống nhiều axit

Chế độ ăn chứa khá nhiều axit như: thức ăn chua, cam chanh, dưa chua, nước ngọt có gas, soda, có thể gây mòn và phá hủy bề mặt răng, dẫn đến lộ ngà và làm răng trở nên nhạy cảm.
Nước súc miệng chuyên dụng diệt sạch vi khuẩn và mang lại hơi thở thơm mát cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt ở răng. Điều này, là do nước súc miệng thường chứa axit và sử dụng thường xuyên có thể mài mòn men răng.

Do một số thói quen xấu

Thói quen nghiến răng khi ngủ vào ban đêm cũng dần làm tổn thương cấu trúc răng. Mặc dù thói quen này thường xảy ra một cách vô thức nhưng lại phổ biến ở mọi lứa tuổi và kéo dài tạo ra những phiền toái trong cuộc sống.

Biện pháp khắc phục tình trạng răng bị ê buốt

Tình trạng đau buốt răng có thể là dấu hiệu cho thấy răng đang gặp vấn đề, đặc biệt là khi triệu chứng răng bị ê buốt kéo dài. Nếu thực hiện các phương pháp nha khoa như tẩy trắng răng, lấy cao răng hoặc trám răng bị ê buốt, hãy chú ý theo dõi tình trạng của răng. Nếu sau 1-2 ngày mà triệu chứng răng ê buốt vẫn kéo dài hoặc trở nên nặng hơn. Bạn không nên tự mua thuốc, hãy đến gặp nha sĩ để được thăm khám và nhận tư vấn một cách chính xác nhất.

Cách phòng ngừa răng bị ê buốt xảy ra

Tình trạng răng ê buốt có thể gây ra cảm giác khó chịu và đau buốt khi ăn uống, ảnh hưởng đến trải nghiệm thú vị của bữa ăn. Nhằm để ngăn chặn tình trạng răng ê buốt, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm thay vì bàn chải lông cứng. Việc chải răng bằng bàn chải lông cứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mài mòn răng và tụt nướu. Hãy thay đổi bàn chải đánh răng ít nhất mỗi 3 tháng hoặc khi lông bàn chải có dấu hiệu mòn, xơ hoặc cong vênh.
Không thực hiện chải răng ngay sau khi ăn. Hãy chờ ít nhất 30 phút sau bữa ăn rồi mới đánh răng, vì độ pH trong miệng giảm xuống ngay sau khi ăn. Nếu bạn tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều axit như nước chanh hoặc soda thì việc chải răng ngay lúc này có thể gây mài mòn răng và tăng nguy cơ răng ê buốt.
Chải răng đúng kỹ thuật. Kiểm tra bàn chải đánh răng để xem liệu bạn có chải răng quá mạnh hay không. Nếu lông bàn chải bị bẹp và sờn trong vài tuần, có thể bạn đang áp dụng áp lực quá mạnh. Hãy điều chỉnh lực chải và sử dụng kỹ thuật đánh răng đúng, bao gồm cả chuyển động tròn để làm sạch răng từ mọi hướng.

>>> Xem thêm: Nhổ răng khôn có cần tiến hành xét nghiệm máu không?

Hạn chế ăn thức ăn quá cứng và tránh sử dụng răng để mở nắp chai, cắn móng tay. Điều này, giúp bảo vệ răng khỏi tổn thương và giảm nguy cơ răng ê buốt.

Verified by MonsterInsights