Răng bị đen ở kẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm cho chúng ta tự ti về nụ cười của mình. Mà còn có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng nói chung nếu không được tiến hành khắc phục kịp thời. Vậy nên, răng bị đen ở kẽ có sao không?. Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Răng bị đen ở kẽ có sao không?
Tình trạng răng này thường xảy ra ở nhiều người và có thể là dấu hiệu ban đầu của các vấn đề về răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu và sâu răng.
Nguyên nhân răng bị đen ở kẽ
Răng bị đen ở kẽ do sâu răng
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng răng đen ở kẽ là tình trạng bị sâu răng. Sâu răng là một trong những tình trạng mô cứng của răng bị tác động bởi vi khuẩn từ mảng bám trên răng. Điều này có thể dẫn đến hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng.
Theo thời gian, những lỗ này có thể mở rộng và trở thành các lỗ đen rõ rệt có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sâu răng thường hình thành ở vị trí kẽ răng hoặc gần các bên của răng. Do đó, đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm cho kẽ răng bị đen và mất đi vẻ đẹp tự nhiên.
Cao răng
Việc tồn tại mảng bám ở trên răng trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng cao răng. Bề mặt của cao răng thường nhám, điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ bám vào và phát triển. Nếu không khắc phục tình trạng này kịp thời, răng bị đen ở kẽ sẽ nhanh chóng xuất hiện.
Tiến hành vệ sinh răng miệng không đúng cách
Không chỉ gây ra tình trạng răng bị đen ở kẽ, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Có thể còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác.
Yếu tố di truyền
Hình dạng, màu sắc và độ dày của răng cũng là một trong những yếu tố di truyền. Do đó, răng bị đen ở kẽ cũng có thể do yếu tố di truyền.
Do dùng nhiều thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh và thuốc tây là hai yếu tố phổ biến gây ra tình trạng răng bị đen ở kẽ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thai kỳ, có thể ảnh hưởng đến màu sắc của răng của con sau này. Người trưởng thành sử dụng thuốc cũng có nguy cơ làm cho răng mất đi sự tự nhiên và xuất hiện các vết đen ở kẽ răng.
Khi sử dụng thuốc tây, hoạt động của tuyến nước bọt bị hạn chế, làm cho khoang miệng khô hơn mức bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển hoặc gây ảnh hưởng đến màu sắc của răng và có thể gây hôi miệng.
Ngoài ra, sử dụng nước có chứa fluor và thiếu dinh dưỡng cũng là những nguyên nhân gây mất màu ở kẽ răng.
Cách điều trị răng bị đen ở kẽ
Tình trạng này có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc tìm ra một phương pháp điều trị hoàn hảo để khắc phục vấn đề này là điều quan trọng.
Thông thường, để giải quyết tình trạng răng này, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân cụ thể và đưa ra biện pháp điều trị tương ứng. Dưới đây, là một số loại phương pháp thông thường:
Chữa trị sâu răng
Nếu răng bị đen do sâu răng, phương pháp duy nhất để khắc phục là chữa trị sâu răng. Trám răng là một phương pháp phổ biến được lựa chọn, với hiệu quả và tiện lợi. Thời gian hoàn thành quá trình trám răng thường chỉ mất khoảng 15 phút.
Sau khi trám răng, màu sắc và hình dạng của răng sẽ trở nên tương đồng với răng thật, làm mờ đi các vết đen. Điều này giúp bệnh nhân tự tin trong việc giao tiếp với mọi người.
Tiến hành tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bạn có thể tự tẩy trắng răng tại nhà bằng các phương pháp như sử dụng chanh, muối, soda… Tuy nhiên, việc tẩy trắng răng đơn giản tại nhà không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng răng bị đen ở kẽ.
Vì vậy, để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên tìm một nha khoa uy tín để thực hiện tẩy trắng răng. Tại đây, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc tẩy trắng chuyên dụng. Kết hợp với các công nghệ hiện đại khác để loại bỏ các vết mờ màu trên răng, giúp mang lại một hàm răng hoàn hảo.
Cạo vôi răng
Như đã đề cập trước đó, tích tụ cao răng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng kẽ răng bị đen và mờ đi. Do đó, việc cạo vôi răng định kỳ được xem là phương pháp tốt nhất. Quá trình cạo vôi răng khá nhanh chóng, chỉ mất từ 15 – 20 phút, và không gây đau đớn hay khó chịu. Sau khi vết cao răng được gỡ bỏ, các viền đen và vết ố trên răng cũng sẽ biến mất.
Bọc răng sứ
Dù răng bị đen do sâu răng, tích tụ cao răng hay bất kỳ nguyên nhân nào khác, bọc răng sứ vẫn được coi là giải pháp tối ưu. Trong quá trình bọc răng sứ, bác sĩ sẽ trước tiên tiến hành mài cùi răng và sau đó đặt một mão sứ lên trên răng. Mão sứ được thiết kế thẩm mỹ cao, mang lại vẻ đẹp tự tin cho bệnh nhân.
Cách để phòng ngừa răng bị đen ở kẽ
Nếu bạn muốn tránh tình trạngnày, hãy lưu ý một số điểm sau đây:
- Thay đổi chế độ ăn uống sao cho khoa học, hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều đường như bánh ngọt, kem, nước ngọt có gas… Thay vào đó, tăng cường sử dụng rau củ và các thực phẩm làm sạch răng như cà rốt…
- Đánh răng đúng cách chú ý không nên chải răng quá mạnh. Hãy chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các mảng bám trên răng.
- Thường xuyên đi khám răng mỗi 6 tháng một lần để phát hiện sớm các bệnh lý trên răng và được tư vấn phòng ngừa từ bác sĩ nha khoa.