September 11, 2024 New York
Niềng răng ăn mì được không

Niềng răng ăn mì được không?

Khi niềng răng, việc đeo các bộ khí cụ trên cung hàm có thể gây khó chịu, gặp rắc rối và đôi khi làm khó khăn trong việc ăn uống. Đặc biệt, chế độ ăn uống trong quá trình thực hiện niềng răng cần được lưu ý để không ảnh hưởng đến các bộ khí cụ trên răng và việc dịch chuyển răng. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc việc “niềng răng có ăn mì được không”. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo ngay thông tin dưới đây.

Niềng răng là gì? 

Hiện nay, phương pháp niềng răng đã trở nên phổ biến tại hầu hết các cơ sở nha khoa và được nhiều người lựa chọn để sửa chữa các vấn đề về răng và cắn. Niềng răng không chỉ nhằm mục đích làm đẹp mà còn nhằm duy trì các chức năng quan trọng như chức năng ăn nhai, phát âm..

Khi thực hiện niềng răng, bác sĩ sẽ tác động lên toàn bộ hàm bằng cách sử dụng các bộ khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, hệ thống nắp trượt tự động hoặc khay niềng răng trong suốt. Kỹ thuật tác động đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình dịch chuyển răng, từ đó giúp sắp xếp các răng đạt vị trí mong muốn và khớp cắn đúng chuẩn.

Thời gian niềng răng tương đối lâu, trung bình từ 18 – 24 tháng để điều chỉnh răng hô, răng móm, răng lệch hoặc khấp khểnh. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, sức khỏe răng miệng, phương pháp và kỹ thuật niềng răng mà bác sĩ sử dụng.

Niềng răng có chắc chắn ăn mì được không?

Có thể nói rằng niềng răng có thể ăn mì. Mì là loại thức ăn mềm, dễ ăn và không yêu cầu quá nhiều lực nhai, không dễ bám vào bộ khí cụ. Vì vậy, mì được xem là một trong những thực phẩm phù hợp với chế độ ăn uống khi niềng răng.

Tuy nhiên, cần tránh ăn quá nhiều mì gói, vì nó có thể gây nóng cho cơ thể và dễ gây mụn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại mì khác như mì gạo, mì chũ, vừa không gây nóng vừa có thể thay thế cho cơm.

Niềng răng ăn mì được không

Các món ăn được khuyến khích khi niềng răng bao gồm thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, cơm, sữa, sinh tố… Đảm bảo thực đơn ăn uống cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì sức khỏe, tránh bị sụt cân và hóp má khi niềng. Thức ăn mềm giúp giảm tác động lên bộ khí cụ, và do không cần hoạt động nhai quá nhiều, giúp tránh tình trạng mắc cài hay răng dịch chuyển lệch lạc.

Những thực phẩm cần tránh và không cần tránh khi niềng răng

Các loại đồ ăn cần tránh khi niềng răng

  • Tránh hoàn toàn các thực phẩm cứng có thể gây tác động tiêu cực lên các răng đang di chuyển và bộ khí cụ chỉnh nha.
  • Không ăn đồ dai, dẻo hoặc dễ bám vào răng như bánh dày, bánh nếp, bánh mì cứng…
  • Các món ăn cần thực hiện nhai nhiều như thịt bò, bắp ngô luộc,… cũng nên tránh.
  • Hạn chế thức ăn quá nóng như lẩu hoặc quá lạnh như kem, đá viên, sữa chua,…thực phẩm cần tránh khi niềng răng

Thực phẩm không cần tránh khi niềng răng

  • Chải răng thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng bàn chải thông thường và bàn chải kẽ để làm sạch thức ăn dư thừa ở giữa các răng.
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến bộ khí cụ niềng răng.
  • Sử dụng tăm nước là lựa chọn khuyến khích để vệ sinh răng miệng khi niềng răng, giúp hạn chế nguy cơ sâu răng và hôi miệng hiệu quả hơn.

Xem thêm: Vệ sinh răng miệng sau khi cắt amidan

Verified by MonsterInsights