September 11, 2024 New York

Blog Post

BS-ThS Ngọc | Chuyên gia trồng implant theo tiêu chuẩn Đức > Kiến Thức Trồng Răng Implant > Răng Sứ > Những hậu quả bọc răng sứ khó lường chắc chắn phải biết?
Hậu quả bọc răng sứ

Những hậu quả bọc răng sứ khó lường chắc chắn phải biết?

Thực hiện bọc răng sứ là một trong những xu hướng cải thiện răng thẩm mỹ được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, không phải trường hợp bọc răng sứ nào cũng có thể đem lại kết quả như mong muốn. Nếu trong quá trình thực hiện bọc răng sai kỹ thuật hoặc sử dụng những loại sứ kém chất lượng, sẽ dẫn đến những hậu quả bọc răng sứ cực kỳ nguy hiểm. Vậy hậu quả bọc răng sứ như thế nào? Và cách khắc phục hậu quả như thế nào. Hãy nhanh chóng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Drngocimplant nhé!

Hậu quả bọc răng sứ như thế nào?

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều người lựa chọn nhằm mục đích để cải thiện với các khiếm khuyết răng miệng và mang đến hàm răng đều đẹp, trắng sáng Tuy nhiên, không ít bệnh nhân bởi vì quá trình chọn thực hiện các dịch vụ bọc sứ giá rẻ và địa chỉ bọc không uy tín mà để lại hậu quả khó lường. Dưới đây, là một số hậu quả bọc răng sứ có thể tham khảo:

Viêm tủy răng là hậu quả bọc răng sứ

Viêm tủy răng là một trong các biến chứng xuất hiện sau khi bọc răng sứ có thể thường xảy ra nếu bác sĩ thực hiện thiếu kinh nghiệm và tay nghề kém, sẽ dễ dẫn đến mài cùi răng sai tỷ hoặc mài quá nhiều làm tổn thương đến cấu trúc răng thật. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy và gây ra tình trạng bị viêm tủy. Tình trạng này có thể kéo dài có thể dẫn đến chết tủy, răng thật sẽ dần yếu đi, lung lay và thậm chí là bị mất răng.

Viêm tủy răng hậu quả bọc răng sứ

Hậu quả bọc răng sứ là răng bị nứt vỡ

Nếu không tìm hiểu kỹ về nha khoa trước khi bọc răng sứ, mà chỉ tin vào những lời quảng cáo giá rẻ thì có thể gây ra hậu quả răng bị nứt vỡ. Thực tế, hiện nay có nhiều nha khoa vì lợi nhuận, đã bất chấp sử dụng những dòng sứ rẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ và không đảm bảo chất lượng. Chỉ sau một thời gian sau khi bệnh nhân sử dụng, biểu hiện sau khi bọc răng sứ giá rẻ là răng sứ thường xuất hiện tình trạng nứt hoặc vỡ.

Hậu quả bọc răng sứ là răng bị nứt vỡ

Hở cổ chân răng là hậu quả bọc răng sứ

Công đoạn chế tác răng sứ phải được đảm bảo vừa khít với kích cỡ răng của bệnh nhân. Ngoài ra, thao tác gắn răng sứ cần phải đảm bảo chuẩn xác và khéo léo, đảm bảo mão răng sẽ sát khít với cùi răng. Nếu có bất cứ sai sót nào trong quá trình thực hiện này cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng hở cổ chân răng.

Hiện tượng bọc răng sứ không khít sẽ thường xuất hiện những dấu hiệu như: nướu tạo nên các rãnh sâu, lõm hình chữ V ở sát viền lợi và làm cổ chân răng bị lộ ra ngoài. Điều này, có thể gây ra tình trạng răng bị hở giữa vị trí tiếp nối răng sứ và nướu răng. Tạo ra khe kẽ rất dễ đọng lại thức ăn thừa trong quá trình ăn uống. Không chỉ gây khó chịu cho người sử dụng mà còn kéo theo một số các bệnh lý về răng miệng như hôi miệng, viêm nướu hoặc sâu răng…

Hở cổ chân răng hậu quả bọc răng sứ

Bị hỏng răng thật 

Sử dụng loại sứ kém chất lượng có thể sẽ dẫn đến biến chứng gây viêm nhiễm và làm hư hại những chiếc răng thật. Thậm chí còn có thể gây lung lay và mất răng thật vĩnh viễn. Đây là một trong những hậu quả bọc răng sứ cực kỳ nghiêm trọng mà bệnh nhân chắc chắn cần lưu ý.

Hậu quả bọc răng sứ là răng sứ bị lung lay

Kỹ thuật bọc sứ của bác sĩ kém sẽ dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình thực hiện, cụ như: mài răng không đúng tỉ lệ, lấy dấu răng không đảm bảo chính xác… Dẫn đến tình trạng gắn mão răng sứ không được sát khít với cùi răng thật. Sau một khoảng thời gian sử dụng răng sứ sẽ bị lỏng lẻo và tự động bị rơi ra ngoài.

Răng sứ lung lay hậu quả bọc răng sứ

Răng sứ hở nướu – Hậu quả bọc răng sứ không đúng cách

Khi thấy giữa răng và nướu có xuất hiện kẽ hở hoặc không sát khít với nhau thì đây chính là dấu hiệu răng sứ đã bị hở nướu. Nguyên nhân có thể thường do kỹ thuật phục hình của bác sĩ còn khá kém, khâu chế tác răng sứ không chuẩn xác, chất lượng sứ không tốt…

Bị viêm lợi hoặc viêm nướu sau khi thực hiện bọc răng sứ

Tác hại của việc bọc răng sứ sai kỹ thuật dễ có thể thấy nhất là những tổn thương trong phần khoang miệng. Việc lắp mão sứ bị hở cổ, hở nơi tiếp giáp giữa sứ và viền lợi, không khít với cùi răng… sẽ dễ khiến thức ăn bị đọng lại. Đây là một trong những lý do bọc răng sứ bị viêm sưng nướu, ê buốt hoặc thậm chí hôi miệng. Về lâu dài, nó dễ hình thành nên những bệnh lý về răng miệng sẽ khá nguy hiểm.

Bị viêm lợi răng sứ hậu quả bọc răng sứ

Bị hôi miệng, hơi thở có mùi

Theo các bác sĩ nha khoa có tiếng, quá trình bọc răng sứ hoàn toàn không gây ra hôi miệng. Nhưng nếu kỹ thuật phục hình của bác sĩ không chuyên nghiệp, sẽ làm cho phần răng sứ và nướu răng không sát khít hoặc xuất hiện khe hở. Hoặc răng sứ bị nứt gãy hoặc hình thành các rãnh sần sùi. Làm cho thức ăn bị giắt vào và khó làm sạch, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu.

Cũng có những trường hợp bọc răng sứ không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thường được làm bởi vật liệu kém chất lượng. Chỉ sau một thời gian sử dụng sẽ chịu tác động của dịch khoang miệng, bị biến chất và tạo ra mùi hôi.

Cảm giác bị ê buốt kéo dài

Cảm giác ê buốt, đau nhức kéo dài thường xảy ra trong quá trình thực hiện mài răng bằng các thiết bị kém chất lượng hoặc làm tăng độ ma sát giữa mũi khoan với các bề mặt răng. Từ đó, tác động xấu đến tủy răng và sẽ dẫn đến hiện tượng mài răng xong bị nhức hoặc ê buốt.

>>> Xem thêm: Giải đáp: Bọc răng sứ có bị ê buốt không?

Tình trạng răng sứ bị ê buốt cũng có thể thường xảy ra với một vài những trường hợp răng quá nhạy cảm. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ thường tồn tại trong vòng 1 – 2 ngày. Nếu bệnh nhân răng bị ê buốt kéo dài đến vài tuần thậm chí lâu hơn thì rất có thể răng bọc sứ đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng như: răng thật bị mài quá nhiều, chạm đến buồng tủy…

Bị ê buốt hậu quả bọc răng sứ

Gợi ý một số biện pháp khắc phục hậu quả bọc răng sứ

Để có thể khắc phục hậu quả bọc răng sứ được hoàn toàn, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Lựa chọn những nha khoa bọc răng sứ uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị đảm bảo hiện đại. Điều này, có thể giúp bệnh nhân tránh được tình trạng lắp răng sứ bị đau, ê buốt hoặc những biến chứng khác.
  • Sau khi bọc răng sứ, bệnh nhân cần phải uống thuốc giảm đau và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Không nên sử dụng thuốc bên ngoài bởi có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe.
  • Nên thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bàn chải mềm, đều đặn khoảng 2 lần/ngày vào sáng tối. Đồng thời, sau mỗi bữa ăn nên chải răng để có thể dễ dàng loại bỏ thức ăn thừa. Nếu có điều kiện, hãy sử dụng máy tăm nước để làm sạch răng hiệu quả hơn.
  • Không nên sử dụng tăm để lấy thức ăn thừa bởi dính trong răng vì sẽ dễ gây tổn thương đến các mô mềm xung quanh. Nên dùng chỉ nha khoa là biện pháp khoa học để làm sạch răng sứ không ảnh hưởng đến các mô mềm quanh răng.
  • Thực hiện đến nha khoa khám răng miệng định kỳ khoảng 2 lần/năm, để kịp thời phát hiện những biến loại chứng răng sứ có thể xảy ra. Đồng thời, bệnh nhân nên lấy vôi răng thường xuyên để răng miệng được chắc khỏe, tránh để vi khuẩn phát triển.
  • Bổ sung thêm một số những thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin như: trứng, sữa, rau củ quả màu xanh đậm… Đừng quên uống nhiều nước mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như làm sạch hơn vùng khoang miệng.
  • Lưu ý là những thức ăn dai, cứng, thực phẩm có màu nên được sử dụng hạn chế để tránh việc răng sứ bị đổi màu hoặc sứt, mẻ.
Verified by MonsterInsights