Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn có thể nhận biết rõ ràng như đau nhức dai dẳng, hình thành mủ, chảy máu dai dẳng, hơi thở có mùi hôi, sốt…Nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc, dụng cụ nhổ không đảm bảo vệ sinh. .
1. Các dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn (răng số 8) là quá trình tách các mô nướu, mở xương hàm và loại bỏ một hoặc nhiều chiếc răng khôn.
Tuy không phải là phẫu thuật phức tạp nhưng vẫn có một số biến chứng và rủi ro xảy ra nếu quy trình không được đảm bảo hoặc chăm sóc không đúng cách tại nhà. Nhiễm trùng sau nhổ răng khôn là ví dụ điển hình.
Nhổ răng gây nhiễm trùng thường được phát hiện chỉ một vài ngày sau khi làm thủ thuật. Ở giai đoạn đầu, mọi người nhầm đau, sưng và chảy máu thông thường với nhiễm trùng. Tuy nhiên, bác sĩ tại Nha khoa Home cho biết, tình trạng nhiễm trùng sau nhổ răng khôn có các dấu hiệu rõ ràng để nhận biết:
- Nhổ răng khôn có mủ: Đây là dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng nhất sau khi nhổ răng và kèm theo đó là chảy mủ trắng hoặc vàng ở vùng huyệt răng và sưng tấy, nổi hạch.
- Mệt mỏi sau khi nhổ răng: Nếu nhổ răng khôn khó khăn hoặc nếu nhổ nhiều răng một lúc thì có thể mệt mỏi cả ngày, nhưng nếu tình trạng trên kéo dài thì vết thương có thể bị nhiễm trùng.
- Vết khâu nhổ răng khôn bị nhiễm trùng gây đau nhức dai dẳng: Cơn đau sau khi nhổ răng khôn rất dễ xảy ra nhưng thường chỉ kéo dài trong vài ngày rồi giảm dần.Trái lại, nếu vết thương bị nhiễm trùng thì tình trạng trên vẫn tiếp diễn và ngày càng nghiêm trọng.
- Hôi miệng vì nhiễm trùng: Vi khuẩn tấn công vết thương khiến hơi thở có mùi.
- Chảy máu, sưng má kéo dài: Nhiễm trùng các huyệt sau khi nhổ răng khiến má bị chảy máu, sưng tấy kéo dài nhiều ngày.
- Sốt: Sau khi nhổ răng, cơ thể bị sốt trên 38 độ C do vi khuẩn tấn công vết thương.
2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn dẫn đến nhiễm trùng là tình trạng ổ răng bị nhiễm khuẩn hoặc nướu và xương hàm bị tổn thương nặng nề gây viêm nhiễm, nguy hiểm hơn là có thể hoại tử.
Nguyên nhân thường do vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc sau khi nhổ răng, dụng cụ không được vô trùng hoặc do tay nghề nha sĩ kém.
2.1. Vệ sinh răng miệng kchưa đúng cách
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng răng sau nhổ, đặc biệt là răng số 8.
Sau khi nhổ, vết thương vẫn chưa lành nên việc vệ sinh càng khó khăn hơn do răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm.
Nếu không súc miệng và vệ sinh vết thương cẩn thận, rất dễ khiến thức ăn mắc lại trong huyệt răng. Từ đó, vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng vết thương.
2.2. Nhiễm trùng do hút thuốc lá sau khi nhổ răng
Hút thuốc không bao giờ tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt nếu bạn vừa mới nhổ một chiếc răng.
Đầu tiên, khói thuốc đi vào cơ thể tiếp xúc với vết thương hở dần dẫn đến nhiễm trùng.
Tiếp sau, hút thuốc làm giảm lượng oxy cần thiết cho quá trình lưu thông máu. Điều này làm cho cục máu đông khó có khả năng hình thành và vết thương lâu lành hơn.
Cuối cùng, hút thuốc quá nhiều có thể khiến cục máu đông trong răng của bạn bị vỡ ra, gây chảy máu kéo dài và khiến chúng dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.
Đây là lý do tại sao các bác sĩ luôn khuyên khách hàng không nên hút thuốc sau khi nhổ răng để không cản trở quá trình phục hồi của ổ răng mới nhổ.
2.3. Dụng cụ nhổ răng không đảm bảo vô trùng
Dụng cụ y tế sẽ tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng của khách hàng trong quá trình nhổ răng.
Do đó, dụng cụ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của khách hàng, không gây ra nhiễm trùng, lây nhiễm chéo.
Một phòng khám không uy tín với hệ thống máy móc lỗi thời, khử trùng thiết bị không đúng cách rất dễ xảy ra hiện tượng nhiễm trùng sau nhổ răng.
2.4. Do tay nghề của nha sĩ
Tuy không phải là kỹ thuật nha khoa quá phức tạp nhưng quy trình dễ xảy ra sai sót đối với những bác sĩ thực hiện có tay nghề thấp.
Ví dụ, một bác sĩ đã làm vỡ bản xương trong khi nhổ răng khôn. Nếu các mảnh xương chết không được phát hiện và xử lý kịp thời, chúng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và sưng tấy có mủ.
3. Nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng số 8 có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng sau nhổ răng không chỉ gây đau, sưng và khó chịu liên tục mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc các vấn đề về tim.
Khi bị nhiễm trùng, vi khuẩn có thể xâm cập trực tiếp vào các mạch máu và cấu trúc xương. Chúng xâm nhập từ từ và gây viêm nhiễm nặng hơn cho các bộ phận trên.
Ngoài ra, nhổ răng hàm trên bị nhiễm trùng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào xoang hàm, gây ra khó thở, đau mũi và dẫn đến đau họng.
4. Cách chữa trị nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Để xử lý tình trạng nhiễm trùng sau nhổ răng, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Vì không có cách nào thực sự hiệu quả nếu tự làm tại nhà.
Tại phòng nha, các bác sĩ điều trị theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân cụ thể.
Bác sĩ của bạn có thể cần phải tháo bỏ vết khâu để loại bỏ nhiễm trùng lỗ nhổ răng. Thuốc kháng sinh sau đó được dùng để ngăn vi khuẩn xâm nhập trước khi cục máu đông hình thành.
Ngoài ra, nên áp dụng một số mẹo sau để giảm các triệu chứng khó chịu của vết nhổ răng bị nhiễm trùng.
- Rửa sạch và sát trùng vết thương bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý ít nhất 2 lần/ngày.
- Giảm đau và giảm sưng bằng gel chuyên dụng.
- Chườm lạnh lên má để giảm đau.
5. Cách để hạn chế nhiễm trùng sau khi nhổ răng số 8
Để không lo lắng nhổ răng khôn bị nhiễm trùng bạn nên nhổ răng tại hệ thống nha khoa uy tín và chăm sóc hậu phẫu cẩn thận.
5.1. Gửi gắm tại hệ thống nha khoa uy tín
Ngày càng có nhiều phòng khám nha khoa mở ra nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng uy tín như những gì họ quảng cáo đến khách hàng.
Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để lựa chọn một phòng khám nha khoa tốt và uy tín để gửi gắm trên thị trường.
Bởi địa chỉ uy tín cần đảm bảo có đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại, quy trình vô trùng đạt chuẩn. Các yếu tố trên đảm bảo quá trình nhổ răng khôn diễn ra thành công và nguy cơ nhiễm trùng vết mổ được giảm thiểu tối đa.
5.2. Cẩn thận khi chăm sóc răng miệng
Tỉ lệ nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn sẽ luôn được hạn chế nếu khách hàng chăm sóc răng miệng cẩn thận và đúng cách. Để việc này bớt khó khăn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không đánh răng, súc miệng bằng nước muối hoặc khạc nhổ mạnh trong 24 giờ đầu tiên.
- Khi đánh răng vào ngày hôm sau, bạn nên tránh đánh vào vết thương và nên kết hợp súc miệng bằng nước muối để vết mổ mau lành.
- Những ngày đầu, nên ưu tiên những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố.
- Không dùng vật sắc nhọn tác động vào vết thương.
Thông qua các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn sẽ giúp xử lý sớm và kiểm soát tình trạng một cách tối ưu, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra. Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên.
Xem thêm:Nhổ răng khôn 0đ – 0 đau – 0 sưng uy tín tại Nha khoa Home