September 19, 2024 New York

Blog Post

Nhiễm trùng răng ở bệnh nhân đái tháo đường

Đái tháo đường có thể gây ra nhiều loại biến chứng nguy hiểm. Một trong những biến chứng khá phổ biến, nếu không được xử trí đúng cách, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, đó là nhiễm trùng răng miệng. Vì vậy, việc chăm sóc nhiễm trùng răng miệng ở bệnh nhân đái tháo đường là vô cùng quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chăm sóc nhiễm trùng răng miệng ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng răng ở bệnh nhân đái tháo đường

  • Các thói quen không tốt về chăm sóc răng miệng, như ăn nhiều đồ ngọt và không đảm bảo vệ sinh răng miệng đầy đủ. Điều này làm tăng độ acid trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong mảng bám trên răng tạo ra acid có hại, gây sâu răng.
  • Uống nhiều nước ngọt có đường làm cho vi khuẩn trong mảng bám hoạt động mạnh, cùng với carbohydrate trong nước ngọt dễ làm mòn và hư men răng.
  • Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng có hại cho răng, gây chênh lệch nhiệt độ ảnh hưởng xấu đến men răng và thường tạo điều kiện hình thành các kẽ nứt ở men răng.
  • Bệnh Đái tháo đường cũng liên quan đến việc mắc bệnh tưa miệng, một loại nhiễm trùng do nấm. Những người bị bệnh Đái tháo đường thường có khả năng bị khô miệng, khát nước, làm tăng nguy cơ loét miệng, đau nhức răng và các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng khác.
  • Đường huyết cao trong bệnh Đái tháo đường làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể, làm người bệnh dễ bị nhiễm trùng răng miệng hơn.

Dấu hiệu bị nhiễm trùng răng ở bệnh nhân đái tháo đường

Nhiễm trùng răng miệng ở người bị bệnh đái tháo đường không phải lúc nào cũng có các loại triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu sau đây có thể sẽ cảnh báo bạn đang có tình trạng bị nhiễm trùng răng miệng:

  • Chảy máu nướu răng và đặc biệt là khi chải hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Thay đổi về trục răng hoặc có thể là khớp với nhau và lệch đi.
  • Hôi miệng kéo dài trong khoảng thời gian dài, kể cả ngay sau khi vừa đánh răng xong.
  • Nướu bị tụt khỏi răng, khi quan sát thấy răng trông dài hơn hoặc to hơn.
  • Răng vĩnh viễn thường bắt đầu lung lay.
  • Nướu đỏ hoặc bị sưng viêm

Biện pháp để chăm sóc nhiễm trùng răng ở bệnh nhân đái tháo đường

  • Kiểm soát tối ưu lượng đường trong máu: Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng nhiễm trùng răng miệng do bệnh Đái tháo đường. Nếu bạn không thể kiểm soát lượng đường huyết bằng chế độ ăn uống, thuốc hoặc insulin, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
  • Chăm sóc răng miệng cẩn thận: Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm để loại bỏ sạch các mảng bám sau khi ăn. Dùng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride, đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Tránh chà xát mạnh để không gây kích ứng nướu. Thực hiện thay bàn chải mới ít nhất mỗi tháng một lần.
  • Khám răng và lấy cao răng định kỳ: Đến gặp nha sĩ ít nhất mỗi 6 tháng một lần. Tùy vào tình trạng nhiễm trùng răng miệng, lịch khám có thể thường xuyên hơn. Khám răng định kỳ còn giúp phát hiện sớm các vấn đề như vùng khô miệng, mảng trắng hay chảy máu nướu.
  • Hoãn thủ thuật nha khoa không cần thiết khi đường máu chưa được kiểm soát tốt để tránh nguy cơ nhiễm trùng sau thủ thuật.
  • Tránh sử dụng hút thuốc lá: Hút thuốc lá có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các loại biến chứng của bệnh đái tháo đường, bao gồm cả nhiễm trùng răng miệng.

Tiểu đường (đái tháo đường): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phải làm gì khi bị nhiễm trùng răng ở bệnh nhân đái tháo đường?

Tùy vào từng mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Mà thực hiện: 

  • Vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Phẫu thuật nha khoa.

Có nên liên hệ với bác sĩ khi bị nhiễm trùng răng ở bệnh nhân đái tháo đường không?

Phải liên hệ ngay với bác sĩ khi phát hiện ra tình trạng bị nhiễm trùng răng ở bệnh nhân đái tháo đường. Tránh trường hợp để bị quá nặng. 

Verified by MonsterInsights