Nâng xoang ghép xương được chỉ định cho một số các trường hợp khách hàng có mong muốn cấy ghép Implant nhưng xương hàm bị hạn chế. Đồng thời, loại này mật độ xương hàm không đủ và sóng hàm thường mỏng. Kỹ thuật nâng xoang và ghép xương cần phải đặc biệt lưu ý nhiều điểm trước khi thực hiện để không gây ra nguy hiểm hay các biến chứng cho người bệnh.
Phương pháp nâng xoang ghép xương được hiểu là gì?
Tìm hiểu phương pháp nâng xoang
Nâng xoang được hiểu là gì ?
Nâng xoang là một trong những phương pháp phẫu thuật nhằm mục đích để tăng kích thước xương và giúp xương hàm đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép implant.
Ở cả 2 phía bên phải và bên trái của xương hàm phía trên sẽ có một xoang hàm nằm phía bên trong. Những đối tượng bị mất răng lâu ngày sẽ thường bị tiêu dần xương hàm và xương ổ răng.
Tình trạng tiêu xương sẽ dễ khiến cho xoang hàm bên trên trở nên thấp hơn co với bình thường và sẽ gây khó khăn cho việc đặt trụ Implant vào trong xương hàm.
Những đối tượng bị tiêu xương cần phải được thực hiện nâng xoang trước khi cấy ghép trụ Implant. Điều này nhằm để tăng thể tích xương và giúp cho xương hàm có đủ điều kiện về chiều cao, mật độ xương và thể tích xương.
Khi đó việc thực hiện cấy ghép Implant vào xương hàm sẽ được diễn ra thuận lợi hơn và trụ Implant sẽ được tích hợp xương hàm tốt hơn và được nâng đỡ chắc chắn hơn rất nhiều.
Một số đối tượng phổ biến được các bác sĩ chỉ định nâng xoang cụ thể như:
– Bệnh nhân bị tiêu xương hàm đồng thời có khối lượng xương bị thiếu khá nhiều
– Bệnh nhân mất răng lâu năm và mật độ xương sẽ hàm mỏng và xương xoang sẽ bị tụt hẳn về phía sau.
– Bệnh nhân thường sẽ mất răng lâu năm sẽ dễ khiến phần xương hàm bị mở rộng và không đủ điều kiện để thực hiện cấy trụ Implant.
Các phương pháp để thực hiện nâng xoang
Hai phương pháp để nâng xoang phổ biến nhất được các bác sĩ tin dùng đó chính là nâng xoang hở và nâng xoang kín:
– Nâng xoang hở được hiểu như thế nào?
Nâng xoang hở hay còn gọi là nâng xoang qua cửa sổ phía bên. Ở kỹ thuật này các bác sĩ sẽ rạch 1 vách ngăn ở phần nướu bên cạnh vị trí răng đã mất. Sau đó sẽ bổ sung thêm phần xương hàm qua các vị trí đã vạch rõ.
Nâng xoang hở thường sẽ được áp dụng cho những bệnh nhân bị mất răng lâu năm, điều này sẽ dễ khiến việc tiêu xương hàm gặp phải tình trạng nặng và thoái hóa xương hàm. Biểu hiện rõ nhất là phần xương hàm sẽ bị tụt sâu xuống phía dưới và được mở rộng thể tích.
Trước khi tiến hành việc nâng xoang hở thì bác sĩ cần phải vệ sinh và sát khuẩn khoang miệng. Điều này sẽ giúp rạch niêm mạc của màng xương và vị trí dọc theo sống hàm vùng răng đã bị mất.
Khi đó bề mặt xương cần phải được cấy ghép sẽ lộ rõ một phần và các bác sĩ chỉ cần tác động nhẹ hoặc nâng màng xương lên trên.
– Nâng xoang kín là phương pháp như thế nào?
Nâng xoang kín là phương pháp để tiến hành nâng xoang từ bên trong và thông qua một lỗ cấy Implant thì sẽ không cần phải thực hiện phẫu thuật quá nhiều như nâng xoang hở.
Kỹ thuật nâng xoang kín cần phải rạch một đường từ nướu đến vùng xoang hàm cần được nâng. Sau đó sẽ tạo một lớp lỗ nhỏ để nhằm nâng xoang lên dần. Phần xương hàm cấy ghép sẽ được thực hiện lấp đầy thông qua khoảng trống giữa các màng xoang đã nâng và xương hàm đã cũ.
Việc nâng xoang kín sẽ được thực hiện cho những đối tượng bị mất xương lâu năm, xương hàm tiêu biến và xoang hàm không còn xương để thực hiện chức năng nâng đỡ.
Phương pháp thực hiện ghép xương răng
Ghép xương răng được hiểu như thế nào?
Ghép xương răng là một trong những kỹ thuật để nhằm thực hiện cấy thêm xương trong nha khoa và được chỉ định cho những đối tượng không đủ mật độ xương hàm để tiến hành thực hiện cấy ghép Implant.
Điều kiện để thực hiện cấy ghép Implant là phải đảm bảo đủ xương. Nếu bệnh nhân không đủ mật độ xương thì sẽ cần phải được tiến hành ghép xương trước khi cấy ghép Implant. Lúc này các bác sĩ có thể dùng xương tự thân của bệnh nhân hoặc xương bột nhân tạo để tăng thể tích cho sống hàm.
Quá trình thực hiện ghép xương được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng và chỉ tốn khoảng từ 10 – 15 phút cho một răng. Phẫu thuật ghép xương không hề gây cảm giác đau đớn do quá trình thực hiện phẫu thuật bệnh nhân đã được tiêm thuốc tê.
Các phương pháp thực hiện ghép xương
Có 3 phương pháp để ghép xương và mỗi phương pháp sẽ thường phù hợp với từng trường hợp răng miệng khác nhau. Các bác sĩ sẽ phải thăm khám và cân nhắc lựa chọn phương pháp ghép xương phù hợp:
– Nong xương và chẻ xương
Phương pháp nong xương và chẻ xương sẽ được áp dụng cho một số những những trường hợp xương hàm đủ chiều cao nhưng hẹp khá nhiều về chiều rộng.
Khi thực hiện nong xương, chẻ xương thì bác sĩ cần phải cắt phần đỉnh sống hàm nhọn và để lại phần xương rộng khoảng từ 4 – 5 mm.
– Quá trình làm ghép xương nhân tạo
Xương nhân tạo sẽ được đặt vào phần xương hàm đã bị tiêu biến. Sau đó các bác sĩ sẽ phủ lên phía trên xương nhân tạo một loại màng để nhằm cố định lớp xương phía bên dưới.
Ghép xương nhân tạo sẽ cần phải chú ý đến mức độ tạo xương phù hợp và chỉ nên giới hạn ở mức 1mm mỗi tháng.
– Thực hiện ghép xương tự thân
Xương tự thân chính là loại xương được lấy trên chính cơ thể bệnh nhân các vùng an toàn. Xương tự thân sẽ mang lại hiệu quả cao hơn do tỷ lệ bị đào thải thấp và sẽ rất dễ dàng tương thích với cơ thể của bệnh nhân.
Ghép xương tự thân sẽ được áp dụng khi các vùng mất xương quá lớn và cần một số lượng lớn xương mới có thể để tiến hành ghép xương được.
Khi nào cần phải thực hiện nâng xoang ghép xương đặt implant
Đối với những trường hợp thông thường đã đảm bảo về mật độ xương hàm thì bác sĩ sẽ cần phải chỉ định thực hiện cấy ghép Implant luôn mà không cần phải phẫu thuật ghép xương hay nâng xoang. Chỉ thực hiện nâng xoang ghép xương khi gặp phải những trường hợp như:
– Bệnh nhân bị mất răng quá lâu năm và xương hàm đã bị tiêu biến dần dần
– Xương hàm có thể chưa tiêu biến nhiều nhưng khối lượng xương sẽ bị thiếu
– Bệnh nhân mất răng lâu năm sẽ dễ khiến cho xoang hàm tạo áp lực lên xương hàm phía trên. Lúc này xương hàm trên sẽ bị tiêu dần, mở rộng và không đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép Implant.
– Bệnh nhân chưa bị tiêu xương hàm nhưng cấu trúc xương hàm ban đầu sẽ không đủ mật độ xương và thể tích xương hàm thường rất ít.
Một số trường hợp chống chỉ định với một số các kỹ thuật nâng xoang ghép xương như:
– Bệnh nhân đang bị viêm xoang hoặc các loại bệnh lý khác về xoang
– Bệnh nhân có thể mắc các loại bệnh liên quan đến tình trạng máu khó đông
– Bệnh nhân mắc các loại bệnh nền về tim mạch, tiểu đường và huyết áp cao
– Bệnh nhân nghiện thuốc lá và sử dụng các loại chất kích thích trước khi thực hiện phẫu thuật.
Nâng xoang ghép xương là các một trong các phương pháp hiệu quả để nhằm giúp cho việc được tiến hành cấy ghép Implant được diễn ra thuận lợi hơn. Điều này sẽ giúp bạn mang lại kết quả thực hiện phục hình răng cao hơn. Quá trình thực hiện nâng xoang ghép xương cần phải được thực hiện tại các cơ sở để nhằm đảm bảo về hệ thống trang thiết bị và trình độ chuyên môn của bác sĩ phải cao. Khách hàng nên lưu ý để lựa chọn một số các địa chỉ nha khoa phù hợp uy tín.