November 21, 2024 New York

Blog Post

BS-ThS Ngọc | Chuyên gia trồng implant theo tiêu chuẩn Đức > Kiến Thức Trồng Răng Implant > Niềng Răng > Dấu hiệu niềng răng hỏng chắc chắn phải biết để điều trị
Dấu hiệu niềng răng hỏng

Dấu hiệu niềng răng hỏng chắc chắn phải biết để điều trị

Dấu hiệu niềng răng hỏng là một trong những vấn đề không ai mong muốn trong suốt quá trình niềng răng. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết tình trạng này là gì? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Drngocimplant tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Niềng răng hỏng được hiểu là gì?

Niềng răng bị hỏng là một tình trạng xảy ra trong quá trình niềng răng gặp tình huống trục trặc. Hoặc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho kết quả sau khi niềng răng không đạt được kết quả như mong muốn khiến cho hàm răng trở nên kém thẩm mỹ hơn. 

Dấu hiệu niềng răng hỏng như thế nào?

Dấu hiệu niềng răng hỏng thể hiện về mặt thẩm mỹ và khắp cắn

Sau khi niềng răng xong đường giữa mặt phải trùng với nhân trung và đường giữa 2 răng hàm trên. Các điểm này tạo thành đường thẳng mới đối xứng cho tổng thể khuôn mặt, đồng thời khắp cắn cũng chuẩn và cân đối với khuôn mặt. Tuy nhiên, nếu như nhân trung cũng như các điểm đường giữa răng cửa không thẳng sẽ khiến mặt mất cân đối thì chắc chắc đây là dấu hiệu niềng răng hỏng.

Quá trình niềng răng giúp cho nụ cười trở nên tươi tắn và xinh hơn. Tuy nhiên, nếu niềng răng thất bại có thể gây hở lợi khiến nụ cười kém duyên. Đồng thời, răng cũng bị quặp vào trong gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. 

Răng hô, móm sau khi tháo niềng vẫn không khắc phục được. Đây là một trong những dấu hiệu niềng răng hỏng chắc chắn nên biết để đưa ra biện pháp khắc phục chính xác nhất.

Cười hở lợi nặng hơn là dấu hiệu niềng răng hỏng

Tình trạng cười hở lợi nặng, răng quặp vào là một trong những dấu có thể xảy ra đối với những trường hợp niềng răng bị hỏng. 

Khi bác sĩ tiến hành kéo khối răng trước mà không kiểm soát lực sinh học trong quá trình di chuyển răng thì phần hàm trên của răng sẽ có xu hướng vừa dịch chuyển ra phía sau vừa dịch chuyển xuống phía dưới. Điều này, tạo ra những nét kém thẩm mỹ trên gương mặt sau khi niềng răng như cười hở lợi, răng quặp vào trong.

Cười hở lợi dấu hiệu niềng răng hỏng

Gắn mắc cài sai là dấu hiệu niềng răng hỏng

Lực tác động lên răng khi gắn mắc cài có thể sẽ làm răng di chuyển tới vị trí mong muốn. Và yếu tố cơ bản và nền tảng nhất sẽ giúp cho quá trình niềng răng thành công.

Chỉ cần một chi tiết nhỏ mắc cài sai lệch sẽ kéo theo việc toàn bộ quá trình gắn mắc cài bị ảnh hưởng khiến răng không thể di chuyển đúng như mong muốn. 

Dấu hiệu niềng răng hỏng là đau hàm, răng chết tủy

Quá trình niềng răng hỏng thông thường sẽ chia ra hai loại tình trạng chính. Tình trạng đầu tiên là khớp cắn lệch khiến cho hai hàm không thể khớp vào với nhau được. Điều này, có thể sẽ khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, cơ vai và cơ hàm có thể gặp đau đớn hơn khi nhai.

Ngoài ra, tình trạng chết tủy răng cũng là một biến chứng có thể xảy ra tạo cho người bệnh rất nhiều hậu quả. Đối với trường hợp khớp cắn lệch, bác sĩ cần phải ổn định cơ xương sau đó mới tiếp tục tục niềng răng.  

Tụt lợi là dấu hiệu niềng răng hỏng

Tụt lợi là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong quá trình thực hiện niềng răng. Để có thể hạn chế được tình trạng này, bác sĩ cần phải dự đoán được tình trạng để có thể báo trước cho bệnh nhân quá trình điều trị. 

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do lực kéo siết quá mạnh, dẫn đến việc răng di chuyển quá mức khiến răng cửa nghiêng ra phía mặt ngoài dẫn đến tình trạng răng có thể bị lệch lạc, trồi lên.  Hiện tượng này không phải là một tình trạng quá nghiêm trọng nhưng cũng là một trong những dấu hiệu niềng răng hỏng. 

Tụt lợi dấu hiệu niềng răng hỏng

Chân răng bật ra khỏi xương hàm, tiêu cụt chân răng là dấu hiệu niềng răng hỏng

Quá trình niềng răng hỏng có thể dẫn tới tình trạng chân răng bị bật ra khỏi phần xương hàm. Điều này, thường xảy ra là do tác động di chuyển giữa các lực răng quá lớn, vị trí di chuyển sai lệch sẽ dẫn tới việc bật răng ra khỏi phần xương hàm.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là phần chân răng nằm ở vị trí phần chóp xương ngoài có phần bị lệch ra phía ngoài. Để có thể nhận biết tình trạng này rõ hơn, cách tốt nhất là nên tiến hành chụp chiếu toàn bộ xương hàm bằng công nghệ conbeam CT 3D.

Dấu hiệu niềng răng hỏng là nhiễm trùng nướu  

Niềng răng bị hỏng có thể sẽ khiến cho phần nướu bị sưng tấy một cách khác thường. Kèm theo đó là một vài dấu hiệu khác như hơi thở có mùi hôi khó chị, phần nướu bị viêm có thể tạo ra các túi mủ.

Hậu quả này nếu không được thực hiện điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn tới việc tiêu xương phần chân răng và về lâu dài có thể dẫn tới tình trạng rụng răng sớm.

Nguyên nhân niềng răng hỏng nên biết?

Bác sĩ niềng răng tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm

Bác sĩ niềng răng sai kỹ thuật, không kiểm soát được kéo khi niềng răng cũng như khả năng răng dịch chuyển sẽ gây nên nhiều hậu quả khác nhau cho răng. 

Dấu hiệu niềng răng hỏng do bác sĩ tay nghề kém

Thiết bị, máy móc niềng răng kém chất lượng

Bên cạnh tay nghề bác sĩ, cơ sở nha khoa và trang thiết bị máy móc hỗ trợ niềng răng rất quan trọng. Nếu như thực hiện tại địa chỉ nha khoa kém uy tín, không đầu tư máy móc, trang thiết bị cũng như vật liệu niềng răng chính hãng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng mà còn rất dễ phát sinh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

Ăn uống không lành mạnh

Có khá nhiều trường hợp niềng răng không thành công là do ăn uống không lành mạnh, hợp lý khi niềng răng. Chẳng hạn như thường xuyên ăn đồ cứng, quá dai khiến bung tuột mắc cài tần suất nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả dịch chuyển của răng.

Không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Hệ thống dây cung và mắc cài thường gây khó khăn trong việc thực hiện vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, nếu chủ quan và không tiến hành vệ sinh kỹ răng sẽ tạo cơ hội cho mảng bám, thức ăn vụn giắt vào kẽ răng gây ra các bệnh lý về sâu răng, viêm nướu hoặc viêm nha chu. Điều này không chỉ cản trở quá trình chỉnh nha mà gây còn ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. 

Dấu hiệu niềng răng hỏng do không được vệ sinh răng sạch sẽ

Đến nha khoa thăm khám định kỳ khoảng 6 tháng/lần

Nhiều người không tuân thủ lịch thăm khám định kỳ của bác sĩ trong quá trình thực hiện niềng dẫn đến niềng răng hỏng. Bởi mỗi lịch hẹn của bác sĩ sẽ không chỉ kiểm tra sức khỏe răng miệng mà còn có khả năng dịch chuyển răng sao cho phù hợp. 

Đeo hàm duy trì sai cách

Đeo hàm duy trì sau khi kết thúc quá trình niềng răng sẽ giúp ổn định kết quả niềng, tránh gây tình trạng các răng bị xô lệch hay chạy về vị trí cũ. Do đó, nếu không thực hiện đeo hàm duy trì hay đeo không đúng cách sẽ khiến kết quả niềng răng thất bại và không mang lại hiệu quả lâu dài.

Biện pháp khắc phục tình trạng niềng răng bị hỏng

Niềng răng hỏng là hậu quả không một khách hàng nào niềng mong muốn xảy ra. Chính vì vậy, nếu bạn thấy tình trạng răng miệng của mình gặp phải những vấn đề như đã liệt kê ở phía trên, bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tình trạng mắc cài hoặc dây cung trong từng giai đoạn mà bác sĩ niềng răng sẽ điều chỉnh lực kéo nhằm giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt như răng bị chết tủy thì bác sĩ cần phải lấy hết toàn bộ phần tủy đã chết ra. Sau đó, thực hiện phương pháp trám răng rồi mới nên thực hiện niềng răng.

Verified by MonsterInsights