September 15, 2024 New York
Đái tháo đường có bị viêm nha chu không?

Đái tháo đường có bị viêm nha chu không?

Bệnh đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ mắc và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nha chu. Nguyên nhân là do bệnh đái tháo đường làm giảm chức năng của bạch cầu do đó sẽ làm giảm đi khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể. Vậy để hiểu rõ hơn vấn đề người bị bệnh tiểu đường có khả năng bị viêm nha chu, thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi ngay nhé. 

Bệnh lý đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường còn được gọi là một bệnh mãn tính có đặc điểm là mức đường trong máu luôn cao hơn ở mức bình thường do cơ thể bạn bị thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Đái tháo đường có bị viêm nha chu không?

Đái tháo đường có bị viêm nha chu không?

Đái tháo đường có khả năng bị viêm nha chu trầm trọng, dưới đây là một số tác động của viêm nha chu đến bệnh đái tháo đường:

  • Người mắc bệnh đái tháo đường và còn bị viêm nha chu, cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn hóa chất gọi là cytokin, kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể nhiều hơn so với người bình thường. Những chất này gây đề kháng với hormon insulin, từ đó làm giảm hiệu quả của insulin, gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết và tăng nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
  • Bệnh viêm nha chu đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, đột quỵ, xơ vữa động mạch và các biến chứng phổ biến khác của bệnh đái tháo đường.
  • Đái Tháo Đường ảnh hưởng đến chức năng của các bạch cầu trong người mắc bệnh, từ đó làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể.
  • Đái Tháo Đường làm gia tăng tiết các hoạt chất gây viêm, dẫn đến tăng tốc độ phá hủy mô xương và mô nướu trong bệnh lý viêm nha chu.
  • Đái Tháo Đường làm giảm khả năng lành vết thương của cơ thể.

Cách phòng ngừa viêm nha chu cho người bị bệnh đái tháo đường

Phòng ngừa viêm nha chu cho người mắc bệnh Đái tháo đường có thể thực hiện như sau:

  • Kiểm soát tốt đường huyết.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, tránh các loại đồ ngọt, nước có ga và các thức uống ngọt khác.
  • Duy trì thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Sử dụng nước súc miệng để giảm mảng bám và cải thiện hơi thở.
  • Thực hiện khám răng định kỳ ít nhất sáu tháng một lần, bao gồm cạo vôi răng và kiểm soát mảng bám định kỳ.
  • Từ bỏ hút thuốc lá.

Nguồn:drngocimplant.com

Verified by MonsterInsights