September 19, 2024 New York

Blog Post

BS-ThS Ngọc | Chuyên gia trồng implant theo tiêu chuẩn Đức > Kiến Thức Trồng Răng Implant > Tổng Quát > Áp xe răng số 7 có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị
Áp xe răng số 7 có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Áp xe răng số 7 có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Răng số 6, 7, 8 là 3 răng cối lớn nhất ở trên hàm răng, chúng có vai trò chính trong việc nhai thức ăn. Đối với những người chưa mọc răng khôn, thì răng số 7 nằm trong cùng ở góc hàm răng. Do nằm ở vị trí khá sâu trong hàm cho nên việc vệ sinh răng số 7 gặp ít nhiều khó khăn. Đó cũng là lý do dẫn đến hình thành các ổ áp xe. Vậy thì áp xe răng số 7 nguy hiểm không?  Cùng drngocimplant tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây

Áp xe răng số 7 là gì?

Răng số 7 là răng nằm trước răng số 8. Nếu như bạn chưa mọc răng khôn, nó sẽ là chiếc răng nằm trong cùng của hàm. Đây là một trong 3 răng cối có kích thước lớn nhất trên toàn bộ hàm răng. Răng số 7 có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chức năng nhai nghiền thức ăn.

Áp xe là dạng nhiễm trùng răng khá phổ biến. Áp xe răng 7 là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở vị trí răng số 7 tạo thành những ổ mủ sưng viêm. “Thủ phạm” gây nên tình trạng này chính là vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào vùng quanh chân răng, tạo ra khối viêm nhiễm có mủ gọi là áp xe. Áp xe răng 7 sẽ có 2 trường hợp phổ biến gồm có: Áp xe ở chân răng số 7 là trường hợp túi áp xe sẽ hình thành ở dưới chân răng. Áp xe vùng nướu răng số 7 thường hay xảy ra ở người đang gặp những vấn đề về nha chu khác kèm theo.

Áp xe răng 7 mang tới cảm giác đau nhức vô cùng khó chịu. Cảm giác bị đau nhức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng nhai của răng này, nó ảnh hưởng đến cả cử động của hàm và miệng. Điều đáng nói, là vi khuẩn trong ổ áp xe răng số 7 còn có thể lây lan, và  làm áp xe các răng khác, áp xe họng, lưỡi thậm chí là gây nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây áp xe răng số 7 

Áp xe răng 7 cũng  giống như áp xe các răng khác, nó đều gây nên bởi vi khuẩn. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập, và  tấn công tủy răng gây nhiễm trùng như là:

  • Sâu răng số 7: Khi răng số 7 bị sâu sẽ bị vỡ, và vi khuẩn dễ xâm nhập và ăn mòn thân răng. Lúc đó tủy răng bị viêm, dịch viêm tủy sẽ chảy xuống chân răng nên hình thành túi áp xe có mủ.
  • Răng số 7 nằm ở sâu trong góc hàm nên nếu vệ sinh không kỹ, khi thức ăn thừa tích tụ tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi mà “đội quân” vi khuẩn quá “hùng hậu” thì chúng sẽ tấn công tủy gây viêm tủy rồi hình thành áp xe.
  • Một số trường hợp áp xe răng hình thành sau khi chấn thương hoặc do tai nạn. Tác động lực mạnh làm cho răng số 7 bị vỡ, vi khuẩn sẽ tấn công và tạo thành các ổ mủ gây đau đớn cho bệnh nhân.

Một số đối tượng có nguy cơ cao bị áp xe răng số 7 cao hơn những người còn lại như những người có đề kháng yếu, người bị suy dinh dưỡng, người bị mắc bệnh mãn tính, và người lười vệ sinh răng miệng

Áp xe răng số 7 có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Xem thêm: Trồng Răng Hàm Số 7 Giá Bao Nhiêu Tiền?

Triệu chứng của áp xe răng số 7

Áp xe răng 7 có thể dễ dàng nhận biết qua những triệu chứng như:

  • Nó là răng hàm giữ vai trò chính trong việc ăn nhai cho nên khi bị áp xe, thì người bệnh sẽ thấy ăn nhai bằng răng này khó khăn hơn.
  • Cảm giác đau nhức thường trực và đau tăng lên khi ăn nhai. Thậm chí là cảm giác đau lan ra cả hàm, nó lan đến tay gây ù tai và lan lên đầu gây ra đau đầu.
  • Quan sát bằng mắt thường cũng có thể thấy phần nướu răng sưng to. Ban đầu là túi áp xe chưa hình thành tuy nhiên sau đó có thể dễ dàng quan sát thấy có bọc mủ màu trắng.
  • Răng số 7 có thể bị lung lay tạm thời,  hay thậm chí áp xe nặng có thể gây ra mất răng.
  • Áp xe răng cũng khiến cho người bệnh bị sốt, một số ít bị nổi hạch ở cổ. Đó là triệu chứng nhiễm trùng điển hình.
  • Răng 7 bị áp xe cũng sẽ gây ra mùi hôi thoát ra từ dịch mủ. Việc này khiến người bệnh thấy miệng tanh hôi khó chịu, và ngại giao tiếp.

Áp xe răng số 7 có nguy hiểm không?

Áp xe răng số 7 là một bệnh lý nha khoa nghiêm trọng với biến chứng nguy hiểm như là:

  • Vi khuẩn ở túi áp xe có thể sẽ lây lan đến nhiều vị trí khác trong khoang miệng và hình thành thêm những ổ áp xe mới như là: Áp xe lưỡi, áp xe hầu họng, áp xe các răng khác và áp xe má,…vv
  • Vi khuẩn đi xuống đường hô hấp sẽ có thể gây viêm họng, viêm amidan mủ, và viêm phổi,…
  • Vi khuẩn gây áp xe tăng sẽ có thể theo mạch máu đi lên não sẽ gây viêm não, màng não. Người bệnh nhiễm trùng não có nguy cơ hôn mê và tử vong khá là cao.
  • Khi mà vi khuẩn từ máu xâm nhập vào tim cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng tuần hoàn và đe dọa tính mạng của người bệnh.

Áp xe răng số 7 điều trị như thế nào?

Áp xe răng có tự khỏi hay không? Câu trả lời là có trong trường hợp áp xe nhỏ, được phát hiện sớm, người bệnh áp dụng các phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách với nước muối hay là nước dung dịch súc miệng sát khuẩn. Nếu như áp xe đã có mủ và ổ áp xe lớn, thì người bệnh cần điều trị bằng các cách sau đây:

  • Nếu như cảm giác đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau. Nếu như bệnh nhân bị sốt cũng sẽ cần uống thuốc hạ sốt.
  • Dẫn lưu mủ, và làm sạch vùng áp xe để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Cần được  thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa
  • Điều trị bằng thuốc kháng viêm, và kháng sinh tới khi vết thương lành hẳn.
  • Việc điều trị tủy cũng sẽ được tiến hành khi răng số 7 chưa bị hỏng hoàn toàn. Những mô viêm sẽ được loại bỏ và bác sĩ sẽ triệt tủy rồi thay thế phần tủy được lấy ra bằng cách là chèn Gutta-percha.
  • Nếu như áp xe nặng khiến thân răng, tủy răng hư hại, thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để có thể điều trị áp xe dứt điểm. Sau khi đã nhổ răng số 7, người bệnh có thể trồng răng giả thay thế để tránh gặp biến chứng tiêu xương hàm.

Áp xe răng số 7 cũng giống như với áp xe bất cứ răng nào khác nếu ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Bởi vậy, mỗi chúng ta đều cần phải biết cách nhận biết dấu hiệu áp xe răng để được điều trị kịp thời và tránh biến chứng nguy hiểm.

 

Verified by MonsterInsights