Răng số 7 là chiếc răng đóng vai trò khá quan trọng với con người. Vậy răng số 7 là răng nào? Mọc khi nào? Cùng drngocimplant đi tìm hiểu chi tiết về nó qua bài viết sau đây
Răng số 7 răng răng nào?
Răng số 7 là răng hàm nằm ở trước răng khôn. Nó là một trong bộ 3 chiếc răng cối có kích thước lớn nhất trong hàm răng (gồm có răng 6, răng 7 và răng 8). Răng số 7 sẽ là chiếc răng nằm ở trong cùng (trong trường hợp nếu như bạn chưa mọc răng khôn).
Người trưởng thành sẽ có khoảng tầm 28 cái răng vĩnh viễn, sau khi mọc đủ 4 chiếc răng khôn thì sẽ là 32 chiếc. Chúng ta có tổng cộng là 4 chiếc răng số 7 nằm đối xứng ở cả 2 hàm trên và dưới.
Răng số 7 mọc khi nào?
Răng hàm số 7 bắt đầu mọc trong giai đoạn từ 12-13 tuổi và nó thường mọc ở hàm dưới trước. Nólà chiếc răng mọc lên gần như sau cùng, vào giai đoạn răng sữa được thay thế trở thành răng vĩnh viễn.
Sau khi răng hàm số 7 mọc, thì hàm răng vĩnh viễn sẽ hoàn tất với 28 chiếc răng ở trên cung hàm. Không tính tới 4 chiếc răng khôn số vì đa số những chiếc răng này sẽ đều phải nhổ bỏ vì gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm.
Số chân răng số 7
Răng số 7 có kích thước răng lớn. Bên cạnh đó, răng còn có cấu tạo khá phức tạp. Ở hàm trên, thì chiếc răng số 7 sẽ có 3 chân nhưng với răng số 7 hàm dưới chỉ có 2 chân. Và mỗi chiếc răng thường có 3 ống tủy.
Vị trí của răng số 7
Tính theo vị trí từ răng cửa trung tâm, nó là chiếc răng nằm ở vị trí thứ 7. Đó cũng là nguyên do tên gọi răng số 7 được đặt ra. Đối với những ai chưa từng mọc răng khôn hay là không có răng số 8 thì răng số 7 sẽ là răng tại vị trí trong cùng của cung hàm. Cho nên việc nhận biết chiếc răng này là khá đơn giản.
Răng số 7 có thay không?
Răng số 7 sẽ không thay và chỉ mọc một lần duy nhất trong đời, bởi vậy nếu bị mất sẽ không thể mọc lại dù với bất kỳ lý do gì. Cho nên việc chăm sóc răng hàm số 7 rất quan trọng. Các bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ để có thể kiểm tra và phát hiện kịp thời vấn đề liên quan đến chiếc răng này.
Xem thêm: chi phí trồng răng số 7 giá bao nhiêu tiền
Răng hàm số 7 có vai trò gì?
Răng số 7 là một trong các chiếc răng hàm quan trọng có vai trò giúp duy trì chức năng ăn nhai cũng như giữ độ cân đối cho cung hàm. Bởi vậy, nếu như có bất kỳ vấn đề gì sảy ra bác sĩ sẽ luôn cố gắng bảo vệ và duy trì nó.
Răng hàm số 7 có kích thước to và rất chắc khỏe, cùng với răng số 6, nó đảm nhận chức năng ăn nhai chính ở trên cung hàm. Nhờ vậy mà thức ăn sẽ được nghiền nát một cách dễ dàng nhất, hỗ trợ tiêu hóa được tốt hơn.
Răng hàm số 7 có hệ số nhai cố định là 5, đó là hệ số cao nhất khi đánh giá khả năng ăn nhai ở mỗi răng. Vì vậy, nếu như chúng ta mất đi một răng hàm số 7 thì khả năng ăn nhai trên toàn bộ hàm cũng sẽ bị suy giảm theo. Bởi lúc này răng số 7 ở phía đối diện cũng sẽ mất đi chức năng ăn nhai.
Vì giữ chức năng ăn nhau chính cho nên chiếc răng này phải thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn. Khi đó, mảng bám thức ăn rất dễ bị mắc kẹt hoặc là bị sứt mẻ khi chúng ta ăn nhai những loại thức ăn cứng.
Để giữ cho răng số 7 không mắc những bệnh lý về răng miệng, bác sĩ nha khoa khuyên mọi người nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Nếu có thể hãy dùng máy tăm nước hoặc bàn chải điện để tăng hiệu quả làm sạch kẽ răng.
Câu hỏi thường gặp về răng số 7
Răng số 7 có thể bị sâu như thế nào và cách phòng ngừa?
răng 7 giữ vai trò chủ chốt bên trong việc nghiền nát thức ăn trước khi đẩy chúng xuống dạ dày. Thức ăn sau khi được nhai nát sẽ tạo thành những mảng bám nhỏ ở trên bề mặt răng. Khi những mảnh vụn này bám ở răng số 7 lâu ngày nhưng không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ dễ hình thành sâu răng.
Có cần thiết phải nhổ răng số 7 khi gặp vấn đề không, và trong trường hợp nào cần nhổ?
Chỉ nên nhổ răng hàm số 7 khi mà các biện pháp điều trị giúp bào tồn răng không mang lại hiệu quả hoặc là có những dấu hiệu như sau đây: Răng bị mọc ngầm, mọc lệch gây ra khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Răng bị mẻ, vỡ, sứt, gãy vì tai nạn hoặc là va chấn mạnh không thể giữ lại răng.
Cách chăm sóc răng số 7 để tránh các vấn đề thường gặp là gì?
Quy trình để chăm sóc răng số 7 chắc khỏe, và đúng tiêu chuẩn sẽ gồm một số điều sau đây:
- Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng tốt với sức khỏe của răng miệng.
- Dùng tăm y tế hoặc là tăm nước vệ sinh răng sau bữa ăn.
- Đánh răng với kem ít nhất là 2 lần/ngày.
- Súc miệng lại với nước muối hoặc là dung dịch súc miệng chuyên dụng
- Khám răng miệng định kỳ ở nha khoa.
- Dùng bàn chải đánh răng vừa,có đầu lông mềm.
Như vậy qua bài viết trên các bạn đã có thể biết được răng số 7 là răng nào? Mọc khi nào? đúng không? Có thể thấy là chiếc răng này đóng vai trò vô cùng quan trọng nên các bạn cần phải đặc biệt quan tâm việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng hằng ngày. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến trực tiếp phòng khám Nha Khoa Home của Bác Sĩ Nguyễn Anh Ngọc để được xử kịp thời, ngăn chặn biến chứng tiến triển nặng hơn.