Khi bước sang độ tuổi 9, các dấu hiệu về tình trạng răng lệch và sai khớp cắn của trẻ sẽ trở nên rõ ràng. Nhiều phụ huynh thường đặt ra câu hỏi liệu có nên đưa con đi niềng răng ở độ tuổi 9 không và thời điểm nào là phù hợp nhất để bắt đầu quá trình thực hiện niềng răng.
Niềng răng trẻ em 9 tuổi có thật sự hiệu quả không?
Nhiều chuyên gia nha khoa chỉ ra rằng thời kỳ lý tưởng nhất để niềng răng cho trẻ là từ khoảng 7 đến 16 tuổi. Trong khoảng thời gian này, việc niềng răng giúp hướng dẫn và sắp xếp răng sao cho chúng mọc đều và tạo điều kiện cho sự phát triển cân đối của xương hàm. Kết quả là một khuôn mặt hài hòa và đẹp mắt cho trẻ.
Đây là giai đoạn mà xương hàm của trẻ vẫn chưa hoàn thiện và xương còn mềm, điều này giúp quá trình nắn chỉnh răng và khớp cắn trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, việc niềng răng trẻ em 9 tuổi không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn giúp rút ngắn thời gian điều trị, giảm đau nhức và tiết kiệm chi phí hơn so với niềng răng ở lứa tuổi trưởng thành.
Trường hợp nào nên niềng răng trẻ em 9 tuổi?
Việc niềng răng là một phương pháp hữu ích để thực hiện khắc phục những vấn đề về hàm răng như răng mọc lệch, sai khớp cắn. Từ đó, cải thiện khả năng ăn nhai, thẩm mỹ và kỹ thuật phát âm. Dưới đây, là những tình huống mà bố mẹ cần chú ý và có thể xem xét để thực hiện niềng răng cho trẻ em:
Răng thưa, hở kẽ răng: Thường xuất hiện ở nhóm răng trước, bao gồm răng cửa và răng nanh.
Răng bị hô vẩu, răng chen chúc, răng móm, răng khấp khểnh: Các tình trạng này cần sự can thiệp để định hình lại hàm răng.
Cung hàm bị hẹp hoặc méo lệch
Khớp cắn ngược, cắn chéo, cắn sâu và cắn đối đầu
Răng vĩnh viễn mọc sai hướng, lệch lạc hoặc xoay ngang
Kinh nghiệm niềng răng trẻ em 9 tuổi đạt hiệu quả
Lựa chọn phương pháp niềng răng trẻ em 9 tuổi phù hợp
Trong độ tuổi này, có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau cho trẻ, bao gồm niềng răng mắc cài, sử dụng khí cụ tháo lắp và niềng răng trong suốt như mắc cài sứ, mắc cài kim loại, invisalign… Mỗi phương pháp đều mang đến ưu nhược điểm riêng và quyết định chọn phương pháp nào phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của răng miệng của bé. Đến nha khoa thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Chế độ ăn uống hợp lý
Việc niềng răng ở trẻ em và người lớn đều ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, phụ huynh cần xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ dựa trên hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không gây ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của răng trong quá trình điều trị.
Duy trì thực hiện vệ sinh răng miệng khi đang niềng răng
Tâm lý chung của những người đang niềng răng thường là cảm thấy khó chịu và ít hứng thú với việc vệ sinh răng miệng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Điều này, có thể dẫn đến các vấn đề nha khoa như sâu răng, viêm nướu… Phụ huynh cần được giám sát và nhắc nhở trẻ chải răng đúng cách ít nhất khoảng 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Việc sử dụng nước muối sinh lý và các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng như máy tăm nước, bàn chải điện, chỉ nha khoa cũng là quan trọng.
Loại bỏ thói quen xấu liên quan đến răng miệng
Các thói quen xấu hàng ngày như mút tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay hoặc nhai kẹo cao su… có thể gây ra vấn đề mất mắc cài hoặc tổn thương môi, má và lưỡi. Vì vậy, phụ huynh cần nhắc nhở trẻ dần dần từ bỏ các thói quen xấu nhằm đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và giảm thiểu đau nhức.