Sử dụng hàm trainer Silicon để niềng răng tại nhà là một phương pháp thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh. Với hy vọng có thể điều chỉnh những sai lệch về răng và khớp cắn giúp con trẻ có hàm răng đều đặn hơn. Vậy niềng răng trainer cho trẻ em là gì? Liệu phương pháp niềng răng này có hiệu quả không? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Niềng răng trainer cho trẻ em là gì?
Niềng răng trainer cho trẻ em là một loại hàm có tác dụng điều chỉnh những lệch lạc nhỏ ở nhóm răng trước và hướng dẫn tư thế lưỡi để giúp bệnh nhân thở đúng. Việc đeo hàm này cần tuân thủ độ tuổi và kích thước phù hợp để đạt hiệu quả cao mà không gây đau cho người niềng răng.
Niềng răng trainer cho trẻ em có mấy loại phổ biến?
Hiện nay, có hai loại hàm trainer cho bé được sử dụng phổ biến, bao gồm:
- Trainer silicon màu xanh được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng nhằm phòng ngừa. Trẻ sẽ đeo từ 8 – 12 tháng để đảm bảo răng cửa mọc thẳng, cân đối và khớp cắn đúng.
- Trainer màu hồng, có độ cứng lớn hơn giúp tạo ra áp lực mạnh hơn đến các vị trí răng vẫn còn mọc sai sau khi đeo hàm trainer xanh. Thời gian đeo hàm này cũng từ 8 – 12 tháng tùy thuộc vào tình trạng răng của trẻ. Việc đeo hàm trainer màu hồng sẽ giúp kết quả điều trị ổn định hơn, tránh tình trạng răng mọc chen chúc trở lại.
Niềng răng trainer cho trẻ em có thật sự hiệu quả không?
Việc sử dụng hàm Trainer để điều chỉnh răng cho trẻ được cho là có hiệu quả thực sự, bởi nó có khả năng ngăn chặn các hoạt động cận chức năng của môi, má, lưỡi và những yếu tố có thể gây hại đến sự phát triển của bộ răng. Điều này, giúp ngăn chặn sự lệch lạc của răng trong tương lai và hướng dẫn các răng mọc đúng vị trí. Đặc biệt, nhờ vào thiết kế độc đáo của hàm Trainer, nó được coi là công cụ duy nhất có thể điều trị các trường hợp lệch lạc đường giữa.
Việc đeo hàm Trainer được xem là một bước tiền chỉnh nha cho trẻ, giúp việc điều chỉnh răng trong tương lai trở nên dễ dàng và toàn diện hơn. Đồng thời, giảm nguy cơ nhổ răng và giúp bé thay đổi những thói quen có ảnh hưởng xấu đến răng miệng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có nhiều loại hàm Trainer với các chức năng khác nhau, phù hợp cho việc điều trị các loại sai lệch tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Do đó, phụ huynh nên tham khảo ý kiến chuyên gia và không tự ý mua hàm Trainer mà không có sự tư vấn chính xác.
Trường hợp nên thực hiện niềng răng trainer cho trẻ em
Trường hợp nên thực hiện niềng răng trainer cho trẻ em, bao gồm:
- Răng chen chúc.
- Khớp cắn hạng II chi 1 và chi 2.
- Khớp cắn hạng III nhẹ.
- Cắn hở.
- Cắn sâu.
- Bé có tật đẩy lưỡi, mút tay.
- Kém trương lực cơ môi.
- Tật cắn môi dưới, làm lưỡi thấp.
- Nhô xương ổ hàm trên.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mà việc sử dụng hàm Trainer bị ngăn chặn và không nên thực hiện:
- Răng bị móm, lệch..
- Nghẽn đường mũi hoàn toàn.
- Sai khớp cắn quá nặng.
Một số lưu ý sử dụng phương pháp niềng răng trainer cho trẻ em
- Khi trẻ niềng răng trainer và xuất hiện dấu hiệu đau răng hoặc viêm nướu, phụ huynh cần đưa ngay con đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.
- Để duy trì sự sạch sẽ của hàm Trainer, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đeo bằng nước sạch hoặc ngâm trong nước muối khử trùng. Sau đó, hàm cần được bảo quản ở nơi khô ráo.
- Để đảm bảo kết quả niềng răng, phụ huynh cần nhắc nhở trẻ về việc ngậm chặt và đóng môi khi đeo hàm trainer, tránh nhai hoặc nói khi đang đeo.
- Ngoài ra, thành công của quá trình niềng răng với hàm trainer còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó việc chọn lựa nha khoa có uy tín và bác sĩ có tay nghề là điều rất quan trọng.