Một chiếc răng nứt có thể xuất phát từ việc nhai thức ăn cứng, bị nghiến, bị chấn thương mạnh hoặc do quá trình lão hóa. Đây là một vấn đề phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất răng. Vậy giải pháp khắc phục như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây Drngocimplant nhé!
Răng bị nứt được nhận biết như thế nào?
Răng bị nứt là tình trạng khi trên thân răng xuất hiện đường nứt hoặc rạn. Tùy thuộc vào mức độ nứt, có thể ảnh hưởng đến phần men răng, gây ảnh hưởng đến nướu răng hoặc thậm chí làm hỏng tủy răng. Vết nứt có thể xuất hiện ở phần đỉnh răng, thân răng, chân răng và có những trường hợp khó phát hiện, cần theo dõi bằng phim X – quang và các triệu chứng đi kèm.
Cách nhận biết tình trạng nứt răng:
- Khi bị nứt răng, nhiều vết nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường, đặc biệt là các vết nứt ở răng cửa và những kẽ nứt lớn.
- Một số vị trí răng khó phát hiện vết nứt, đến khi có các triệu chứng đau xuất hiện.
- Dấu hiệu nhận biết tình trạng nứt răng bao gồm vết nứt trên thân răng, có thể quan sát bằng mắt thường.
- Cảm giác đau khi nhai thức ăn. Đau có thể nặng hơn khi ăn thức ăn cứng, dai.
- Răng trở nên nhạy cảm khi ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, thức ăn ngọt và chua.
- Xuất hiện các cơn đau không liên tục nhưng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi.
- Xung quanh răng nứt, nướu răng có hiện tượng sưng đau, màu sắc đậm hơn bình thường, thậm chí có thể chảy máu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng bị nứt răng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị nứt răng, bao gồm nứt dọc, nứt chân răng và nứt ở răng cửa. Dưới đây, là những nguyên nhân chính:
- Bị nứt răng do va đập: Đây là nguyên nhân chủ yếu làm nứt dọc thân răng. Có thể do bạn bị té ngã, làm răng va đập vào các vật cứng. Nếu lực tác động mạnh, răng có thể vỡ hoặc tách thành hai phần riêng biệt.
- Thói quen xấu: Những thói quen hàng ngày có vẻ đơn giản nhưng lại gây ra vấn đề nghiêm trọng như nứt vỡ răng và có thể ảnh hưởng đến xương hàm. Nhai đá, sử dụng răng để mở nắp bia, cắn càng cua, ăn đồ nóng lạnh bất thường làm yếu răng và gây lão hóa chân răng, dẫn đến việc vỡ chân răng và thậm chí là mất răng.
- Nguyên nhân khác: Nứt răng có thể xảy ra khi nghiến răng quá mức vào ban đêm, sau điều trị tủy, khi men răng yếu. Khi mắc các bệnh lý sâu răng và trong các trường hợp răng yếu đồng thời dễ bị vỡ nứt hơn so với răng khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Răng bị lung lay: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào
Phân loại tình trạng răng bị nứt
Răng có thể bị nứt do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến sự đa dạng về vị trí và mức độ nứt. Dưới đây, là mô tả về các dạng nứt răng khác nhau:
Răng nứt dọc
Đây là loại nứt theo hướng từ mặt nhai của răng xuống đến chân răng. Thường xuyên nó xuất hiện gần đường viền nướu hoặc trong chân răng. Mặc dù răng không bị chia thành hai phần, nhưng mô mềm bên trong thường bị tổn thương.
Đường trầy xước
Đây là những đường nứt rất nhỏ chỉ ảnh hưởng đến lớp men bên ngoài của răng. Thường xuất hiện ở răng của người lớn và không gây đau. Đường trầy xước như vậy thường không yêu cầu điều trị.
Nứt ở phần đỉnh răng
Nứt tại phần đỉnh của răng, mà khi bị tổn thương, có thể làm răng dễ vỡ hơn. Khi cắn, bạn có thể trải qua cảm giác đau.
Răng bị chẻ ra
Thường là kết quả của việc không điều trị nứt răng. Răng chẻ ra thành hai phần và các khe nứt thường nằm dọc theo chân răng từ bề mặt cắn lên đến phần đỉnh răng.
Cách khắc phục tình trạng răng bị nứt
Hàn trám răng
Phương pháp này sử dụng vật liệu composite hoặc sứ để hàn trám lại những vết nứt trên răng, giúp lấp đầy và khôi phục cả vẻ ngoài và chức năng ăn nhai của răng. Quá trình hàn trám bao gồm việc vệ sinh răng miệng, tạo hình chất trám và sử dụng tia Laser chuyên dụng để đặc hóa chất trám. Với kỹ thuật đơn giản, quá trình khôi phục răng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Bọc răng sứ
Phương pháp này phổ biến trong nha khoa để hoàn hảo hóa những chiếc răng bị nứt gãy. Bác sĩ sẽ mài hết men răng bên ngoài răng nứt để tạo chỗ cho mão răng sứ bọc. Răng sứ được thiết kế theo hình dạng răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng cảm nhận thức ăn tự nhiên. Trong trường hợp răng bị nứt vỡ đến tủy, bác sĩ sẽ loại bỏ tủy hư trước khi thực hiện bọc răng sứ để ngăn ngừa nhiễm trùng răng.
Tiến hành nhổ răng bị nứt
Nhổ răng được chỉ định khi răng bị hư hại nghiêm trọng đến tủy và dây thần kinh không thể phục hồi được. Việc nhổ răng giúp tránh viêm nhiễm và không gây ảnh hưởng đến các răng còn lại. Đồng thời, để ngăn chặn biến chứng mất răng, bạn có thể cân nhắc trồng răng Implant để khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng tiêu xương do bị mất răng.
Cách phòng tránh tình trạng răng bị nứt
Mặc dù không thể hoàn toàn ngăn chặn khỏi tình trạng nứt răng, dưới đây là một số biện pháp để phòng tránh:
- Đeo miếng bảo vệ miệng: Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc tham gia các hoạt động thể thao. Việc đeo miếng bảo vệ miệng có thể giúp giảm áp lực và nguy cơ nứt răng.
- Tránh cắn và nhai vật cứng: Hạn chế việc cắn hoặc nhai các đồ vật cứng như đinh, bút, hay đồ chơi cứng, để giảm nguy cơ gây nứt răng.
- Khám nha sĩ định kỳ: Thực hiện các cuộc kiểm tra nha khoa định kỳ để theo dõi sức khỏe răng nhằm phát hiện và xử lý sớm các vấn đề có thể dẫn đến nứt răng.