November 21, 2024 New York

Bị mất răng hàm có bị hóp má không?

Tình trạng mất răng hàm có bị hóp má không là vấn đề mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi tuổi tác gia tăng. Một số người cho rằng mất răng hàm không gây ảnh hưởng đến ngoại hình, vì vậy họ thường không quan tâm đến việc điều trị sớm. Tuy nhiên, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Dưới đây là thông tin chi tiết về tình trạng “bị mất răng miệng có bị hóp má không” của nha khoa Home.

Răng hàm ở vị trí nào?

Răng hàm là nhóm các răng số 6, 7, 8 nằm ở phần trong cùng của bốn góc hàm. Cụ thể, răng số 6 và 7 đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, giúp tiêu hoá diễn ra trơn tru và dễ dàng. Do đó, mất một hoặc nhiều răng hàm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai của mọi người.

Bị mất răng hàm có bị hóp má không?

Vấn đề phổ biến là liệu mất răng hàm có bị hóp má hay không? Nhiều người thường có suy nghĩ chủ quan rằng răng hàm nằm ở phía trong, không ảnh hưởng nhiều đến vẻ đẹp của khuôn mặt. Họ cũng cho rằng dù mất một răng, vẫn còn những răng khác để tiếp tục ăn nhai nên không cần điều trị ngay lập tức.

Tuy nhiên, thực tế là khi mất răng, vùng xương hàm ở đó dần dần tiêu biến do không còn chịu sức ép từ quá trình ăn nhai. Theo thời gian, sự mất xương này dẫn đến hóp lại của má và làm khuôn mặt trở nên già nua so với tuổi thật.

Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Mất răng hàm có bị hóp má không?” là “Có”. Vì lý do này, khi bị mất răng hàm nên bạn có thể đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để được tư vấn về các phương pháp điều trị phù hợp và ngăn ngừa tình trạng mất xương.

bi mat rang co hop ma khong

Bị mất răng hàm có bị hóp má không hậu quả thế nào?

Mất răng hàm không chỉ gây ra tình trạng hóp má, mà còn dẫn tới khá nhiều hậu quả nghiêm trọng khác nếu không được phục hình sớm:

  • Suy giảm chức năng ăn nhai: Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhai và nghiền thức ăn. Khi mất một răng hàm, hoạt động ăn nhai sẽ gặp khó khăn và cảm giác ngon miệng sẽ giảm đi.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt và nụ cười: Mất răng hàm không chỉ gây ra tình trạng hóp má và làm khuôn mặt trông già nua, mà còn làm cho các răng còn lại dịch chuyển vào khoảng trống. Có thể dễ dẫn đến sự không đều của hàm, rối loạn khớp cắn và ảnh hưởng đến nụ cười, làm nụ cười trở nên kém duyên.
  • Sức khỏe tổng thể suy giảm: Khi quá trình ăn nhai trở nên khó khăn, có thể sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn và giảm hấp thụ dinh dưỡng. Đồng thời, thức ăn không được nghiền nhuyễn đủ có thể gây ra các vấn đề về tiêu hoá, gây ra nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng và suy giảm sức đề kháng hoặc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.

Vì vậy, việc mất răng hàm có tác động nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày và sức khỏe tổng thể. Để tránh những hậu quả này, quan trọng để thăm khám và phục hình răng hàm sớm.

Giải pháp để phục hồi mất răng hàm hiệu quả

Hiện nay, có ba giải pháp phục hồi răng hàm bị mất, bao gồm: hàm tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Trong số đó, cấy ghép Implant là phương pháp tiên tiến nhất và hiệu quả nhất, có thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương và nguyên nhân chính gây hóp má sau khi mất răng hàm. Ngoài ra, phương pháp này còn có nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

  • Trụ Implant được cấy vào xương hàm với độ bền chắc như răng thật nhằm giúp khôi phục chức năng ăn nhai lên đến 95%.
  • Không gây hại cho các răng thật vì không cần mài những răng còn lại như khi thực hiện cầu răng sứ.
  • Trụ Implant được làm từ titanium – một chất liệu đã được chứng nhận an toàn, không gây kích ứng, tương thích sinh học với cơ thể và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y khoa.
  • Răng Implant có tuổi thọ lâu dài, có thể kéo dài suốt đời nếu được chăm sóc đúng cách.

giai phap trong rang bi mat

Với những ưu điểm trên, phương pháp cấy ghép Implant đang được xem là giải pháp phục hồi mất răng hàm hiệu quả và bền vững. Việc tìm hiểu và tham khảo ý kiến chuyên gia sẽ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để khắc phục tình trạng mất răng hàm và khôi phục chức năng ăn nhai. Đồng thời, giúp cải thiện vẻ ngoài và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Verified by MonsterInsights